Dấu hiệu sớm của ung thư phổi không nên bỏ qua

Khi bị ung thư phổi, bệnh nhân có các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, ho đờm, sút cân, thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. .

Việc diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khiến nhiều người bất ngờ và lo ngại. Căn bệnh này cũng có thể xảy ra với bất cứ ai.

Mai Phương có cuộc sống khó khăn, nuôi con một mình

Khi nào cần tầm soát ung thư phổi?

Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương – Phó Chủ tịch hội ung thư Việt Nam, cảnh báo khi bị ho dai dẳng, tức ngực điều trị lâu không khỏi phải nghĩ đến ung thư. Cuộc sống mỗi người ai cũng có lúc ho do viêm họng do thời tiết, viêm nhiễm nhưng nếu dùng thuốc giảm ho, kháng sinh không khỏi thì cần cảnh giác ung thư phổi, đường hô hấp.

Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm.

Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, Phó giám đốc Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia, cũng cho biết khi bệnh nhân có các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, ho đờm… thường không còn ở giai đoạn sớm.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc vận động liên tục. Ngoài ra, 40-60% người bệnh bị đau ngực.

Thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cũng cho hay nhiều bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau đầu do bệnh đã di căn não, hoặc đau xương sống, sườn do di căn xương. Khi phát hiện các bệnh lý trên, đi khám, người bệnh mới phát hiện ung thư.

Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư phổi cũng có các triệu chứng chung như mệt mỏi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các chuyên gia lưu ý khi có tất cả dấu hiệu này chưa chắc người bệnh đã mắc ung thư nhưng cần lưu ý đến những dấu hiệu lạ và tiến hành kiểm tra ngay để loại trừ căn bệnh, từ đó sớm được điều trị.

Ai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi?

Theo các chuyên gia ung thư, các dấu hiệu lâm sàng của ung thư phổi thường nghèo nàn và không đặc trưng, nên đa số bệnh nhân được phát hiện tình cờ. Vì vậy, điều cần thiết là phải phát hiện lâm sàng sớm khi chưa có triệu chứng. Do đó, người dân cần đi khám sàng lọc định kỳ 2 lần/năm, những người trẻ có thể duy trì 1 lần/năm.

Theo Tiến sĩ Lượng, người dân nên làm các biện pháp khám sàng lọc ung thư, đặc biệt nên chụp phổi định kỳ một năm hoặc 6 tháng/lần. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần tới chuyên ngành hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị.

Trong đó, những đối tượng cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi bao gồm:

– Nam giới ngoài 50 tuổi.

– Người có tiền sử nghiện thuốc lá, tiếp xúc nhiều khói thuốc.

– Người nghiện rượu, bia.

– Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

– Người sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.

Theo Zing.vn

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top