Dấu hiệu hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ

(khoahocdoisong.vn) - Hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ có thể có các triệu chứng tương tự như một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh xơ cứng bì (MS) hoặc thiếu vitamin B12. Do đó, điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán chính xác bệnh trước khi bắt tay vào điều trị, mới đảm bảo điều trị thành công.

Thay đổi nhỏ hậu quả lớn

Theo tuổi tác cột sống của chúng ta sẽ dần bị thoái hóa. Các chất nhày giữa lớp đĩa đệm giảm dần. Đĩa đệm bị mất nước theo thời gian và trở nên phẳng hơn, tiếp đó các đĩa đệm có thể phình ra chèn ép vào trong ống sống. Giữa các đốt sống được khớp với nhau bởi 2 khớp ở 2 bên, được gọi là khớp cột sống. Theo thời gian những khớp này cũng bị thoái hóa và to ra (phì đại) với những thay đổi từ viêm khớp. Hậu quả của phình đĩa đệm và phì đại khớp cột sống gây chèn ép tủy sống, hoặc hẹp ống sống.

Triệu chứng của hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ tiến triển chậm chạp, tuy nhiên nó cũng có thể tiến triển nhanh đột biến trong những trường hợp mất vững cột sống cổ hoặc chấn thương cột sống. Thời gian tiến triển bệnh tật sẽ rất khác nhau tùy vào mỗi bệnh nhân, do sự khác nhau về cơ thể, điều kiện phát triển, và chế độ lao động, sinh hoạt khác nhau.

Các triệu chứng phổ biến của hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ: Trong giai đoạn khởi phát, người  bệnh có thể không nhận ra được các dấu hiệu bất thường. Đôi khi những thay đổi nhỏ trong chữ viết (viết chữ xấu đi) hoặc mất thời gian nhiều hơn để mặc quần áo vào buổi sáng, làm người bệnh không chú ý tới. Theo thời gian, các triệu chứng trên sẽ trở nên rõ ràng hơn và có thể kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Yếu hoặc tê tay: Triệu chứng yếu hoặc tê tay có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều và làm ảnh hưởng đến các động tác nắm chặt bàn tay. Các triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hai cánh tay và hai chân.

Giảm khả năng các động tác tinh tế: Người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi đánh máy, viết chữ, cài cúc áo, hoặc đút chìa khóa vào ổ khóa…

Thay đổi trong dáng đi (dáng đi mất vững): Bước chân người bệnh cảm thấy nặng hơn rất nhiều hoặc  không đi nhanh hơn được. Mất thăng bằng khi đi lại có thể xảy ra khi chân không thể bước theo dự định, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của gậy hoặc tay vịn khi đi lại.

Đau và cứng ở cổ: Cổ trở nên đau nhức và giảm biên độ vận động rõ rệt. Trong một số trường hợp cổ có thể tạo nên âm thanh răng rắc khi cử động.

Đau cổ: Đau lan từng cơn tương tự như điện giật có thể lan tỏa xuống cánh tay và chân, đặc biệt khi cúi đầu ra phía trước (hiện tượng Lhermitte). Nếu một rễ thần kinh bị kích thích, triệu chứng sẽ đau lan tỏa theo rễ thần kinh cổ đó, chứng đau nhói dây thần kinh, yếu, hoặc tê tay có thể lan tỏa xuống cánh tay hoặc tận bàn tay.

Chèn ép 30% mới gây triệu chứng

Bệnh lý tủy cổ tử thường không gây ra các triệu chứng trên lâm sàng cho đến khi tủy sống bị chèn ép ít nhất 30% so với bình thường. Khi nguyên nhân gây chèn ép tủy sống ở phía trước, có xu hướng gây rối loạn các chức năng vận động, còn chèn ép tủy sống ở phía sau, có xu hướng gây ra các thiếu hụt về cảm giác. Tuy nhiên, tủy sống cũng có thể bị chèn ép từ cả phía trước, lẫn phía sau.

Đau tê lan xuống cánh tay thường là triệu chứng đầu tiên khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ thường chỉ được phát hiện khi người thầy thuốc hỏi về tiền sử bệnh tật và khám thực thể. Đôi khi, triệu chứng đau lại không xuất hiện cùng với bệnh lý tủy cổ, điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

Các triệu chứng nghiêm trọng của hẹp ống cổ với bệnh lý tủy cổ gồm:

Nếu hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ tiếp tục tiến triển và chèn ép vào tủy sống, các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn, cuối cùng có thể phát triển đến giai đoạn muộn, bao gồm: Mất tự chủ. Người bệnh gặp các khó khăn với việc kiểm soát chức năng bàng quang và ruột, gây ra đại tiểu tiện không tự chủ. Tê liệt. Yếu và tê ở bất kỳ chi nào của cơ thể, hoặc cả tứ chi có thể mất hoàn toàn chức năng vận động và cảm giác. Các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị tê liệt hoàn toàn ở bất cứ nơi nào dưới vị trí tủy sống bị chèn ép. Đó là lý do khiến hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ trở nên đầy nguy hiểm.

Hẹp ống sống cổ với bệnh lý tủy cổ có thể có các triệu chứng tương tự như một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lý xơ cứng bì (MS) hoặc thiếu vitamin B12. Do đó, điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán chính xác bệnh trước khi điều trị, mới đảm bảo điều trị thành công.

Nếu nghi ngờ bệnh lý hẹp ống sống cổ, việc chỉ định chụp MRI cột sống cổ là rất cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh.

TS.BS Đỗ Mạnh Hùng (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top