Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý về tiêu hóa với diễn biến thầm lặng, kéo dài. Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương nghiệm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để thức ăn, các dịch lỏng di chuyển vào dạ dày. Sau đó cơ thắt này sẽ đóng lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản.

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau:

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Là hiện tượng có quá nhiều không khí thừa trong dạ dày và sau đó quay ngược trở lại thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát vụng thượng vị, dưới xương ức lan lên cổ. Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng. Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng hoặc lúc nằm ngủ, đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn: Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn nặng hơn có thể nôn ra dịch vị hoặc thức ăn.

Đau tức ngực thượng v:. Người bệnh có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực xuyên ra sau lưng tuy nhiên không phải do bệnh tim gây ra. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Khó nuốt: Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây viêm, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.

Khản giọng và ho: Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Biểu hiện ngoài thực quản như viêm họng kéo dài, viêm thanh quản, hôi miệng, răng xỉn màu...

Miệng tiết nhiều nước bọt: Khi bị trào ngược dạ dày, để trung hòa lượng axit cơ thể sẽ tự tiết ra nước bọt nhiều hơn. Tuy nhiên điều này có thể làm tăng  lượng không khí đi vào dạ dày gây ợ hơi, ợ nóng.

Đắng miệng: Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức, dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy

Khó thở và hen suyễn: Trào ngược dạ dày thực quản có thể liên quan đến khó thở như co thắt phế quản hoặc nghẹt thở. Nguyên nhân do axit chảy ngược vào thực quản có thể xâm nhập vào phổi, đặc biệt là trong khi ngủ gây sưng đường thở. Điều này có thể dẫn đến hen suyễn hoặc viêm phổi. 

Viêm họng kéo dài, viêm thanh quản: Khi axit trào ngược dâng cao lên vòm họng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng và dây thanh quản. Nếu bệnh trào ngược kéo dài sẽ gây thành viêm họng mãn tính với những cơn đau buốt vùng họng và khản tiếng

Răng xỉn màu. Men răng có thể bị ảnh hưởng bởi axit trào ngược gây mòn men răng, làm răng trở nên xỉn màu, kèm theo đó hơi thở có mùi hôi.

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thắng (Phòng khám Đa khoa Hoàng Long)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top