Dấu hiệu ảnh hưởng sức khỏe tinh thần thời Covid-19

Covid-19 vốn gây ra nhiều nguy hiểm về sức khỏe thể chất cũng đặt cá nhân vào tình trạng dễ bị tổn thương do thiếu cảm giác an toàn.

Để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhiều khuyến cáo đã được đưa ra như hạn chế các hoạt động tập trung đông người, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường và không nên tiếp xúc với nhiều người.

anxiety.jpg
Thiếu hụt nhu cầu kết nối xã hội, khiến cá nhân có thể rơi vào trạng thái cô đơn kéo dài, buồn chán. Ảnh minh họa

Điều này dẫn tới sự thiếu hụt nhu cầu kết nối xã hội, khiến cá nhân có thể rơi vào trạng thái cô đơn kéo dài, buồn chán.

Áp lực, stress, trầm cảm

Những thay đổi về lối sống, sinh hoạt, đặc biệt là sự thiếu hụt các hoạt động thể chất cũng như giảm thiểu những hoạt động vốn giúp cá nhân được giải toả, thư giãn cũng làm duy trì và tăng nặng tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Học sinh, sinh viên càng chịu ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ khi nhiều trường quyết định cho nghỉ học kéo dài.

Đặc biệt, sự lo sợ nhiễm bệnh và hoang mang với các thông tin trái chiều cũng tạo cơ hội cho sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những cá nhân liên quan tới dịch bệnh, khiến nhóm này có nhiều nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần hơn cả.

Việc liên tục phải tiếp xúc với các thông tin tiêu cực về dịch bệnh, cùng với những thông tin trái chiều và không rõ ràng trên mạng xã hội dẫn tới những bất an, lo lắng, căng thẳng.

Với những cá nhân dễ bị tổn thương, sự kiện này có thể gây ra các sang chấn tâm lý, làm tăng nặng vấn đề ở những cá nhân vốn đã gặp các khó khăn tâm lý trước đó.

Chúng ta đang bị quá tải cảm xúc. Stress đến từ nhiều yếu tố: Học tập, công việc, môi trường xung quanh, dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là khả năng thích ứng với tình huống mới.

Việc hạn chế tiếp xúc và đặc biệt là các đợt giãn cách xã hội kéo dài, khiến các em phải ở nhà nhiều tháng liên tục, chuyển hình thức học từ offline sang online đã ảnh hưởng không nhỏ đến các em.

Vì việc tự cách ly ra khỏi môi trường ảnh hưởng đến não bộ, làm thay đổi cấu trúc hệ thần kinh do thiếu sự kết nối và tương tác với mọi thứ xung quanh trong thời gian dài. Các noron thần kinh thiếu kết nối dẫn đến chết đi các noron, ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng ra quyết định của chúng ta.

Nhiều áp lực khác kéo dài cùng lúc, cộng với việc thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng dẫn đến rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh: Đường đi của serotonin và dopamine cũng bị rối loạn. Nên cảm giác vui vẻ, hạnh phúc của các em cũng bị rối loạn, thậm chí mất đi.

Biểu hiện gặp khó khăn về mặt tâm lý cần trợ giúp

Nhiều biểu hiện cho thấy các em kiệt sức, gặp phải khó khăn về tâm lý cần được trợ giúp bao gồm: Xáo trộn trong cuộc sống thường ngày; không hứng thú hoặc không muốn làm những việc mình thích trước đây; rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ; dễ trở nên cáu gắt hoặc gặp rắc rối với bạn bè, người thân; hiệu quả học tập và làm việc không tốt như trước đây...

Ngoài ra, các em có thể thực hiện những hành vi nguy cơ đối với sức khỏe thể chất như sử dụng chất kích thích.

m.l.jpg
Các bạn trong độ tuổi đến trường là lứa tuổi nhạy cảm và “sức đề kháng tinh thần” khá yếu. Vì vậy, chúng ta cần hết sức quan tâm tới sức khoẻ tinh thần của các em, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.

Có em tự nhiên cảm thấy buồn chán hay khóc lóc không rõ lý do; khó tập trung, khó ghi nhớ. Nặng hơn, các em có thể có những suy nghĩ tiêu cực, đau khổ, không như bình thường; thường xuyên căng thẳng và lo lắng.

Các bạn trong độ tuổi đến trường là lứa tuổi nhạy cảm và “sức đề kháng tinh thần” khá yếu. Vì vậy, chúng ta cần hết sức quan tâm tới sức khoẻ tinh thần của các em, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.

Nhận diện các dấu hiệu lo âu về mặt tâm lý gồm căng thẳng, lo lắng, sợ sệt, cảm giác hão huyền... Còn về thực thể, có thể gặp phải chân tay run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh vì lo sợ, nhức đầu, chóng mặt, căng mỏi cơ, khó thở, đau dạ dày…

Còn các dấu hiệu trầm cảm bao gồm: Cảm thấy tội lỗi/thái độ tiêu cực về bản thân, khả năng tập trung chú ý giảm, trí nhớ kém, có ý nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, hay khóc.

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng chán nản kéo dài, mất quan tâm, hứng thú, bi quan, cảm giác vô dụng, cảm giác không có giá trị. Còn cơ thể cũng trở nên chậm chạp hoặc ủ rũ, mệt mỏi và thiếu lực, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống.

Các yếu tố trên gây khiến cho người bệnh khó thực hiện được các công việc hằng ngày, gặp khó khăn trong cuộc sống và tách khỏi cuộc sống.

ThS Tâm lý Cao Thị Thùy Trang (giảng viên Đại học Quốc tế Sài Gòn)

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top