Đau đấy, nhưng ung nhọt thì phải cắt bỏ thôi!

từng rất ủng hộ ông Đinh La Thăng trong cách quản lý điều hành, quyết liệt, dám nói dám làm, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy – Hà Nội) cảm thấy rất buồn, đau xót trước thông tin bắt ông Đinh La Thăng do những sai phạm do liên quan hai vụ án cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế. Là người có mấy chục năm chống tham nhũng, ông Bình cho rằng, việc này “đau đấy, nhưng ung nhọt thì phải cắt bỏ thôi”.

Ông Phạm Thanh Bình

Không còn vùng cấm

Ngày 8/12, ông Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên ủy viên Bộ Chính trị) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, tạm giam. Cùng ngày, ông Thăng bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương). Ông Đinh La Thăng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự. Ông nghĩ sao về sự kiện này?

Tôi là người từng ca ngợi, từng hy vọng, từng tin tưởng, ủng hộ hết lòng cách làm việc đầy xông xáo, nhiệt huyết, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.

Thế nhưng đến giờ, từ vụ của Trịnh Xuân Thanh mà vỡ lở ra biết bao nhiêu đảng viên giữ trọng trách lớn mà nhúng chàm, phá hoại đất nước như thế, thì quả là đáng buồn. Với sai phạm ấy, việc bắt là xứng đáng. Tới đây tôi hy vọng cũng phải xử thật nghiêm như vụ Dương Chí Dũng.

Hẳn việc bắt một người đang nắm giữ những chức vụ cao như thế là chưa có trong tiền lệ?

Điều đó thể hiện rằng công cuộc phòng chống tham nhũng hiện đang rất quyết liệt, nghiêm túc, không có vùng cấm. Và cũng từ đây thì tôi đặt câu hỏi, liệu còn có ai như Đinh La Thăng nữa không? Còn có một Hồ Thị Kim Thoa, Nguyễn Xuân Anh, Võ Kim Cự, Nguyễn Minh Quang… nào nữa không?

Những cán bộ khác qua đó cũng phải kiểm điểm lại bản thân mình, để tránh đi vào con đường sai lầm ấy. Có lẽ phải thực hiện rà soát lại công tác cán bộ. Những ai miệng thì nói vì dân vì nước, mà lại phá hoại đất nước, làm mất uy tín của Đảng, thì phải tìm ra.

Loại bớt được người tham nhũng thì mới mong phát triển?

Xử lý cán bộ, nhất là những người mình đã từng tưởng rằng nhiều triển vọng, quả thực là đau xót. Nhưng nếu không xử lý thì đất nước này không phát triển được.

Tôi đấu tranh chống tiêu cực bao nhiêu năm, nhận bao nhiêu thua thiệt về mình, cũng chỉ bởi đất nước phát triển, không có những con sâu đục khoét. Những con sâu mà càng leo cao thì càng đục khoét giỏi, nên phải tìm ra bằng được.

Chúng ta đang tìm rất quyết liệt đấy chứ?

Quả thực tôi thấy là rất phấn khởi vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quyết tâm lớn trong công tác phòng chống tham nhũng. Đây là cái may mắn cho đất nước ta. Bởi nếu không tìm ra những con sâu, con mọt, cứ để chúng đục khoét, phá phách, thì nguy cho đất nước.

Phải xử lý cả người làm công tác cán bộ

Những sai phạm của ông Đinh La Thăng tới đây sẽ được làm rõ. Theo ông thì nguyên nhân nào dẫn đến những sai phạm, tha hóa của cán bộ trong câu chuyện này?

Tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân, nhiều đường đi, và có thể có cả sự bao biện, che giấu bên ngoài cái vỏ quyết liệt, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì dân, vì nước.

Tôi lại đặt vấn đề, ai là người cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm, đưa ông ấy vào những vị trí quan trọng như vậy? Chính người làm công tác cán bộ ấy, cũng có tội với dân, có tội với Đảng và cần phải xem xét xử lý.

Không thế nói đến giờ ông ấy mới tha hóa, mà trong suốt quá trình công tác, nó phải biểu hiện ra rồi. Vậy thì cất nhắc ông ấy vì động cơ gì, vì sao lại nhắm mắt đưa những người đó vào những vị trí cao như vậy.

Có thể cho rằng đây là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực?

Biết là sai nhưng vẫn làm, cố ý làm, cậy có quyền trong tay để ra mệnh lệnh dù nó sai, thì đúng là tha hóa quyền lực chứ còn gì. Tới đây tôi cho rằng phải tịch thu hết tài sản thất thoát.

Có thể thu hồi được cái gì thì thu cái ấy. Những người này chỉ xứng đáng sống ở mức tối thiểu mà thôi. Thất thoát nhiều nghìn tỉ đồng như thế, thì phá hoại đất nước ghê quá.

Ở góc độ nào đó, có thể cho rằng đó là sự tha hóa của chính cá nhân nữa?

Thế tôi mới đặt ra câu hỏi, chúng ta đánh giá con người như thế nào mà lại cất nhắc vào những vị trí ấy. Một con người không bỗng nhiên trở lên tốt hay xấu được, nó phải có cả quá trình biểu hiện ra bên ngoài. Vậy thì công tác cán bộ ở đâu, trọng trách của người làm coongt ác cán bộ như thế nào?

Theo tôi, khâu này phải rút kinh nghiệm. Cần thì tới đây phải rà soạt lại, xem chính những người làm công tác cán bộ có vấn đề gì không. Nếu có thì phải truy cứu trách nhiệm.

Đau, nhưng ung nhọt thì phải cắt

Đã từng ủng hộ cách làm của ông Đinh La Thăng, cảm giác đầu tiên của ông khi biết đến thông tin bắt ông Đinh La Thăng, hẳn là cũng buồn, tiếc?

Đúng là tôi cũng thấy đau xót, buồn, tiếc. Tiếc cho một con người với con đường rộng thênh thang, với bao nhiêu thuận lợi, mà để rồi cuối cùng ngã ngựa như vậy. Đáng lẽ với nền tảng như vậy thì phải làm tốt, phát triển tốt.

Buồn, đau xót, nhưng tôi cũng hy vọng lớn lao vào công cuộc phòng chống tham nhũng. Nói như quyết tâm của Tổng Bí thư thì khi lò đã nóng, củi tươi, củi khô cũng đều cháy. Bộ máy không cần những con người phá hoại.

Bản thân tôi cũng thấy đáng tiếc cho những cán bộ chưa kịp cống hiến đã mắc nhiều sai phạm!

Như Nguyễn Xuân Anh vừa rồi, cuộc sống có thiếu gì đâu, sự đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đã rất đầy đủ rồi, ấy thế mà lại như vậy. Đó đích thị là những con sâu, con mọt.

Tôi tiếc cho họ thôi, chứ không phải tiếc vì bộ máy mất đi những người như thế. Đau đấy, tiếc đấy, nhưng ung nhọt thì trước sau gì cũng phải cắt bỏ. Nếu không, nó lây lan ra khắp cơ thể thì nguy hại.

Làm thế nào để ung nhọt không có điều kiện sinh sôi nữa thưa ông?

Tôi rất tin tưởng vào công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay mà chúng ta đang thực hiện. Tôi tin rằng với cách làm quyết liệt này, không có vùng cấm, bất cứ ai sai phạm cũng bị xử lý, dù có giữ chức vụ cao đến đâu, thì chắc chắn những người có ý định sai phạm, sẽ cảm thấy sợ.

Nếu cứ làm quyết liệt, tôi tin rằng người ta sẽ không dám tham nhũng nữa. Dần dần như thế, bộ máy cũng sẽ trong sạch hơn, hoạt động hiệu quả, vì dân, vì nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo Bộ Công an, ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra. Đó là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) và vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra đang mở rộng vụ án.

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top