Đau bụng âm ỉ kéo dài phát hiện viêm phúc mạc do lao

Viêm phúc mạc đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức để chống nhiễm trùng và điều trị bất kỳ bệnh lý gây ra tình trạng viêm phúc mạc.

Bệnh nhân nam 25 tuổi đau bụng âm ỉ hơn 1 tháng. Vào viện chụp CT phát hiện nhiều hạch mạc treo ổ bụng, dày lá phúc mạc không đều, và dịch tự do ổ bụng. Giải phẫu bệnh mẫu bệnh phẩm mạc nối lớn: Hình ảnh viêm u hạt hướng tới viêm lao.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc do lao và được chuyển sang bệnh viện Phổi T.Ư.

Ổ bụng là một trong những khu vực thường gặp nhất của lao ngoài phổi. Bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau như: gan, lách, ống tiêu hóa và phúc mạc. Viêm phúc mạc do lao được xem là một biến chứng nguy hiểm và cần phải can thiệp điều trị kịp thời. 

Trên lâm sàng bệnh có thể có biểu hiện như: Đau bụng; trướng hơi, bí trung đại tiện, đôi khi có kèm theo sốt, cảm giác ớn lạnh, chán ăn, buồn nôn... Do vậy, khi có các bất thường như đau bụng không giảm, trướng hơi, sốt mức độ từ nhẹ đến cao ... bệnh nhân cần được tư vấn y tế hoặc đến viện ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

CT là một trong những công cụ chính trong việc phát hiện tổn thương lao trong ổ bụng.

Hạch ổ bụng bệnh lý là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của lao ổ bụng, chiếm tỷ lệ 55-66% bệnh nhân, thường gặp ở các nhóm hạch mạc treo và hạch quanh tụy và tổn thương đồng thời. Phần lớn bệnh nhân (40-60%) viêm hạch có hạch to và giảm đậm độ trung tâm và tăng ngấm thuốc ngoại vi trên CT tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.

viem-phuc-mac-do-lao-3.jpg
Viêm phúc mạc do lao hạch  nhiều trong ổ bụng

Các khối được tạo nên bởi hạch lympho không có xu hướng gây ra tắc nghẽn đường mật, đường tiêu hóa cũng như tiết niệu. Và nếu có tắc thì cần phải nghĩ đến một chẩn đoán thay thế.

Các hình thái khác của hạch bao gồm khối tỷ trọng hỗn hợp, hạch to ngấm thuốc đồng nhất, hạch to nhẹ và đồng nhất, tăng số lượng ( >3).

Viêm phúc mạc (viêm phúc mạc do lao) là một trong những biểu hiện đặc trưng của lao ổ bụng, tổn thương gặp trong 1/3 số bệnh nhân. Viêm phúc mạc được cho là bắt nguồn từ sự lây truyền qua đường máu tuy nhiên nó có thể thứ phát sau tình trạng vỡ các hạch lympho hoặc các nốt lắng đọng ở đường tiêu hóa hoặc tổn thương ống dẫn trứng. Tình trạng này được chia thành 3 thể chính là thể ướt, thể xơ hóa, và thể khô.

viem-phuc-mac-do-lao1.jpg
Biểu hiện của viêm phúc mạc do lao trên CT

Viêm phúc mạc thể ướt: Đây là một trong những thể gặp nhiều nhất chiếm 90% trường hợp và đặc trưng là dịch cổ trướng tạo vách hoặc dịch tự do mức độ nhiều do vậy trên CT sẽ thấy dịch tăng tỷ trọng (20-45HU) tương đối so với nước do chứa nhiều protein và tế bào.

Viêm phúc mạc thể xơ hóa: Thể này chiếm khoảng 60% số trường hợp có viêm phúc mạc và đặc trưng bởi hình ảnh khối hình chiếc bánh tạo bởi mạc treo và mạc nối lớn với các quai ruột. Trên CT, đặc trưng của nó là những khối tỷ trọng thấp lốm đốm với sự dày lên của các nốt mô mềm. Hình ảnh dày mạc nối hay bánh mạc nối cũng có thể gặp trên siêu âm.

Viêm phúc mạc thể khô. Viêm phúc mạc thể khô gặp trong 10% trường hợp và đặc trưng bởi dày mạc nối, xơ dính và các nốt bã đậu. Đây là đặc điểm có giá trị gợi ý cao (độ nhạy cao) nhưng độ đặc hiệu thấp.

BS Nguyễn Thị Hằng (Khoa chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện E)

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top