Đặt stent động mạch vành có nguy hiểm?

(khoahocdoisong.vn) - 10 – 15% bệnh nhân được đặt stent thường và 1 – 2% bệnh nhân được đặt stent giải phóng thuốc tại chỗ có thể bị tái hẹp trong lòng stent.

Hỏi: Bố tôi bị bệnh hẹp tắc động mạch vành (ĐMV), bác sĩ khuyên nên đặt stent nhưng tôi chưa hiểu đặt như thế nào và có nguy hiểm không? Nguyễn Hương Thảo (Hà Đông, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội: Đặt stent là một biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao cho người bệnh ĐMV. Stent được làm bằng thép y tế không gỉ, chịu được sự mài mòn và oxy hóa cao. Stent không bị di chuyển sau khi đặt vào ĐMV vì nó được cấy vào lòng ĐMV với áp lực rất cao (từ 10 – 20 atmôtphe) do đó stent sẽ cố định tại vị trí đặt vĩnh viễn và không bị hỏng về cấu trúc sau khi đặt.

Tuy nhiên, có một tỷ lệ từ 10 – 15% bệnh nhân được đặt stent thường và 1 – 2% bệnh nhân được đặt stent giải phóng thuốc tại chỗ có thể bị tái hẹp trong lòng stent. Nếu bị tái hẹp thì có thể nong và đặt lại tại vị trí hẹp, điều này không làm ảnh hưởng tới kết quả của thủ thuật.

Nếu tổn thương quá nặng, không thể nong và đặt stent được thì có thể phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Bố bạn đã được chỉ định đặt stent để điều trị ĐMV thì nên tiến hành sớm, tránh để các biến chứng nặng của bệnh gây ra như nhồi máu cơ tim.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top