Đắp lá phá chân

Bé N.V.H. (13 tuổi, trú tại tỉnh Hải Dương) bị tai nạn giao thông gây trầy xước. Gia đình đã đưa em đi đắp thuốc trị vết trầy xước, kết quả là chân trái em đã hoại tử.

Gia đình bé H. cho biết, trước khi nhập viện 10 ngày, trẻ bị tai nạn xe máy với nhiều vết trầy xước, đau nhiều vùng chân. Gia đình đưa đi kiểm tra tại một bệnh viện ở tỉnh Hải Dương nhưng không có tổn thương sâu.

hoai-tu.jpg

Khi về nhà, gia đình có nghe một số người mách đắp thuốc lá có thể giúp vết bầm nhanh tan, nhanh khỏi. Sau 5 ngày đắp thuốc, H. có biểu hiện sốt, những vùng đắp lá sưng nề, chảy dịch có mùi hôi. Gia đình đưa H. đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra.

Theo các bác sĩ khoa chấn thương - chỉnh hình và bỏng của bệnh viện, H. nhập viện với vết thương vùng khoeo và cẳng chân trái bị hoại tử phần mềm diện rộng, chảy dịch có mùi hôi, bàn chân phải sưng nề.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc tổ chức da, gân, cơ bị hoại tử. Hiện H. đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Theo các bác sĩ, khi gặp các chấn thương cần đến bệnh viện để nhận được những tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tránh đắp lá gây hoại tử, có thể phải cắt cả chi.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top