Đào vùng cao rộn ràng xuống phố

(khoahocdoisong.vn) - Thời điểm gần Tết Nguyên đán, những cành đào vùng cao có gắn tem “đào Vân Hồ” để xác nhận là đào trồng, không phải đào rừng đã được bày bán trên khắp các tuyến phố của Hà Nội để phục vụ gu chơi đàoTết của người dân Thủ đô.

Vắng bóng “đào rừng”?

Theo quy định mới nhất ban hành, việc khai thác đào rừng bị cấm tuyệt đối để bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên. Quy định này cũng nêu rõ, chỉ cấm việc khai thác và buôn bán đào mọc trong rừng tự nhiên, có nghĩa là không phải do người dân trồng. Vậy nhưng, để xác định đâu là đào rừng tự nhiên, đâu là đào rừng được người dân mang về nhà trồng từ những năm trước đó lại không phải là việc dễ dàng. Nhiều gia đình ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai… gặp khó trong vấn đề khai thác chính đào trong vườn nhà trồng để mang xuống phố phục vụ người dân chơi Tết.

Những cành đào vùng cao có dán tem nguồn gốc xuất xứ đã bắt đầu được bày bán trên đường phố Hà Nội phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân.

Những cành đào vùng cao có dán tem nguồn gốc xuất xứ đã bắt đầu được bày bán trên đường phố Hà Nội phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân.

Để gỡ khó cho người dân, cơ quan chức năng đã đưa ra phương án xác minh, dán tem truy xuất nguồn gốc đối với những loại đào từ các tỉnh nói trên trước khi mang ra thị trường. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật.

Những cành đào được dán tem "đào Vân Hồ" xác định là đào do người dân trồng, không phải đào rừng.

Những cành đào được dán tem "đào Vân Hồ" xác định là đào do người dân trồng, không phải đào rừng.

Được biết, Sơn La là tỉnh đầu tiên triển khai việc dán tem để truy xuất nguồn gốc đối với cây đào, huyện đầu tiên thí điểm là Vân Hồ. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và thương lái khai thác, mua bán, kinh doanh cành, cây đào trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021, UBND huyện Vân Hồ đã thống nhất và đưa vào sử dụng 2 mẫu tem dán vừa để quảng bá, đồng thời xác nhận nguồn gốc, xuất xứ của cây đào trồng trên địa bàn, với số lượng khoảng hơn 10.000 tem. Cùng với đó, đối với thương lái khi đến mua đào phải có giấy xác nhận mua của hộ nào, ở đâu, số lượng bao nhiêu... để chứng minh nguồn gốc của địa phương.

Đào vùng cao chủ yếu là đào phai, do đó, hình ảnh cây đào được in trên tem xuất xứ, huyện Vân Hồ cũng cho in bông hoa đào phai, như một cách nhận diện thương hiệu.

Đào vùng cao chủ yếu là đào phai, do đó, hình ảnh cây đào được in trên tem xuất xứ, huyện Vân Hồ cũng cho in bông hoa đào phai, như một cách nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, theo nhiều thương lái cho biết, việc truy xuất cần rất nhiều thủ tục nên năm nay số lượng đào vận chuyển từ vùng Tây Bắc xuống Hà Nội bán Tết muộn hơn mọi năm.

Chỉ còn “đào vườn”?

Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh các cành đào lớn, thân cây khúc khuỷu với nhiều lớp rêu phong được bày bán trên các tuyến đường Phạm Hùng, Tố Hữu, Lạc Long Quân, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình… là những địa điểm bán nhiều đào Tây Bắc nhất ở khu vực Hà Nội.

Những cành đào vùng cao dán tem truy xuất nguồn gốc được trưng bày dọc đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ).

Những cành đào vùng cao dán tem truy xuất nguồn gốc được trưng bày dọc đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ).

Những cành đào lâu năm có lớp rêu phong, địa y phủ kín, thân cây càng xù xì, chứng tỏ tuổi thọ của cây càng cao.

Những cành đào lâu năm có lớp rêu phong, địa y phủ kín, thân cây càng xù xì, chứng tỏ tuổi thọ của cây càng cao.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại ngã tư Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn (quận Tây Hồ), hàng chục gốc đào được trồng ở vùng cao đang được bày bán tại đây. Đáng chú ý, trên tất cả các cành đào đều được dán tem truy xuất nguồn gốc. Cũng theo ghi nhận, đào được mang xuống Hà Nội chủ yếu là đào phai, trên thân xuất hiện những lớp địa y, rêu xanh. Với những cành đào nhỏ và vừa đang được rao bán giá từ 500 nghìn đến 5 triệu đồng; nhiều cành lâu năm, gốc to, có dáng, thế đẹp tự nhiên giá dao động có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Các cành đào có độ cao từ 2 - 3m, với độ tuổi từ 5 - 15 năm tùy cành.

Các cành đào có độ cao từ 2 - 3m, với độ tuổi từ 5 - 15 năm tùy cành.

Gốc đào được ngâm nước để giữ được vẻ tươi tắn lâu hơn.

Gốc đào được ngâm nước để giữ được vẻ tươi tắn lâu hơn.

Chia sẻ với phóng viên, người bán tại đây cho biết, số đào này được mua từ hộ dân trồng tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Ngay sau khi được khai thác, chính quyền địa phương đã đến nhà dân để xác nhận và cấp lượng tem tương ứng dán trực tiếp lên các cành đào để thuận lợi cho việc di chuyển, lưu thông. 

Những cành đào lớn được bày bán đã bắt đầu nở hoa nên thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Những cành đào lớn được bày bán đã bắt đầu nở hoa nên thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Những cành đào lớn được bày bán đã bắt đầu nở hoa nên thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Tại khu vực bán đào tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, những cành đào lớn được bày bán đã bắt đầu nở hoa nên thu hút được sự chú ý của nhiều người. Chủ quầy đào cho biết, giá đào cành Tây Bắc rất khó xác định, gặp khách có thể bán được cành lên đến 15 triệu đồng, nhưng có những cành giá chỉ vài trăm. Tiểu thương này cũng cho biết thêm, hiện không còn đào rừng để khai thác, số lượng cành đào mà người dân hay gọi là đào rừng là do người dân trồng với mục đích ăn quả. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp nên người dân đã cắt cành đem bán để có kinh tế hơn.

Đào được bó gọn để tiện cho việc vận chuyển.

Đào được bó gọn để tiện cho việc vận chuyển.

Tại khu vực sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, một cành đào Tây Bắc được người bán chào giá 15 triệu đồng.

Tại khu vực sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, một cành đào Tây Bắc được người bán chào giá 15 triệu đồng.

Đang lựa chọn mua đào để chơi Tết, anh Trần Văn Tuấn (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ, năm nào anh cũng ra đây tìm mua một cành đào rừng cho gia đình. Năm nay, trước yêu cầu của Thủ tướng về việc cấm buôn bán đào rừng, lúc đầu anh có chút lo lắng vì nghĩ rằng sẽ khó tìm được những cành đào rừng chính gốc. Thế nhưng, khi nhìn thấy những cành đào gắn tem mác, có rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán khiến anh cảm thấy rất an tâm khi chọn mua.

Theo KH&ĐS
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top