Dao găm của Tutankhamun được làm từ vật liệu ngoài vũ trụ!

Những vũ khí bằng sắt tồn tại trong thời kỳ đồ đồng như chiếc dao găm huyền thoại của vua Pharaoh Tutankhamun đều được làm từ kim loại trong thiên thạch.

Thời kỳ đồ đồng bắt đầu từ khoảng 3.300 năm trước Công nguyện ở Cận Đông và một phần của Nam Á, với việc phát triển rộng vật liệu đồng trong chế tác vũ khí, dụng cụ lao động và phù điêu trang trí. Những vũ khí thời này được chế tạo bằng cách nấu chảy đồng và trộn kim loại này với thiếc, asen hoặc các kim loại khác để tạo thành hợp kim rắn chắc.

Dao găm của Tutankhamun được làm từ vật liệu ngoài vũ trụ. Ảnh internet

Vũ khí, vật dụng bằng đồng vẫn rất được ưa chuộng vì bền và dễ chế tạo cho tới khi con người bắt đầu luyện được sắt vào khoảng 2.000 năm sau.

Tuy nhiên, người ta vẫn thường tìm thấy những vật dụng hoặc vũ khí huyền thoại được chế tạo từ sắt có niên đại trong thời kỳ Đồ đồng. Vấn đề này làm đau đầu các nhà khoa học khi kỹ thuật luyện kim của con người ở thời kỳ Đồ đồng không đủ để chế tạo ra sắt, do lò nung không đủ nhiệt.

Nhiều lý thuyết đã được đưa ra, trong đó có giả thuyết cho rằng những món đồ làm bằng sắt này được chế tạo từ sắt có trong thiên thạch. Khi những tiểu hành tinh bay vào khí quyển trái đất, nó bị đốt cháy ở nhiệt độ cho phép quặng sắt có trong nó trở thành dạng có thể chế tác thành công cụ được.

Giả thuyết này khẳng định lý do mà chúng ta có thể tìm thấy được những món vũ khí hiếm, của những yếu nhân hàng đầu được làm bằng sắt thời kỳ Đồ đồng.

Mới đây, một nghiên cứu của Pháp đã chứng minh giả thuyết nói trên là đúng và khẳng định nguồn gốc vũ trụ của những vũ khí làm bằng sắt ở thời kỳ Đồ đồng. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) ở Pháp đã phân tích thành phần hóa học từ một số mẫu vật làm bằng sắt có niên đại từ thời Đồ đồng.

Các nhà nghiên cứu dùng một tia X chiếu vào mục tiêu để xác định thành phần hóa học của vật thể mà không hề làm phá hủy vật thể. Từ thành phần hóa học, các nhà khoa học có thể xác định được vật làm bằng sắt từ sắt có trong tự nhiên hay từ thiên thạch. Thiên thạch có chứa sắt thường chứa hàm lượng niken và cobalt nhiều hơn so với quặng sắt tự nhiên của Trái đất.

Các nhà khoa học khẳng định rằng thành phần hóa học của những vật mẫu bằng sắt từ thời Đồ đồng có hàm lượng niken và coban sánh ngang với của sắt thiên thạch, khẳng định nguồn gốc phi Trái Đất của chúng.

Như vậy, có thể kết luận rằng, những mẫu vật làm bằng sắt trong thời kỳ Đồ đồng được làm từ sắt thiên thạch, cho đến khi con người có đủ trình độ luyện kim để chế tạo sắt vào khoảng năm 1.200 trước Công nguyên.

MT (tổng hợp)

Theo Đời sống
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
back to top