Đạo đức học đường chịu ảnh hưởng từ “tấm gương” người lớn

(khoahocdoisong.vn) - Những vụ việc liên quan tới đạo đức, bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng lớn từ “tấm gương” người lớn.

Hài hòa giữa đức trị và pháp trị

Mỗi khi có vụ việc liên quan đến đạo đức, bạo lực học đường, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến giáo viên bị hành hung, "làm nhục", mối quan hệ giữa thầy và trò trong thời đại ngày nay lại là một chủ đề “nóng” các diễn đàn với rất nhiều nguyên nhân được đem ra mổ xẻ. Điều đó cho thấy, vấn đề đạo đức học đường rất được xã hội quan tâm.

Trao đổi với phóng viên KH&ĐS về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết, hiện tượng học sinh hành hung giáo viên, bạn học hành hung nhau... tuy chưa phổ biến, nhưng không còn là hành vi cá biệt nữa.

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có ba nhóm căn bản, đó là: Thứ nhất, tấm gương của những chủ thể trụ cột (những vị lãnh đạo, thầy cô giáo, phụ huynh…), những hành vi vi phạm của trẻ em không thể thoát ly vai trò, trách nhiệm của người lớn, trong đó có tấm gương của các nhóm chủ thể trụ cột. Nguyên nhân thứ hai, do pháp luật chưa theo kịp thay đổi của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh và nguyên nhân thứ ba, do tác động xấu từ văn hoá ngoại lai, dân chủ, bình đẳng kiểu “cá mè một lứa”, làm đảo lộn trật tự đạo đức truyền thống. 

Theo Bộ luật Hình sự, trẻ vị thành niên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nhóm hành vi xâm phạm đạo đức xã hội không được coi là đặc biệt nghiêm trọng, nên cả vị thành niên và thành niên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hậu quả mà họ gây ra đối với trật tự đạo đức xã hội

Theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, cần rà soát lại các hành vi vi phạm khác trong quan hệ đạo đức giữa các thành viên trong gia đình với nhau, giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi trong xã hội, giữa thầy và trò trong nhà trường... Những vi phạm này đã đến mức báo động, phải trừng trị bằng pháp luật, thay vì các quy tắc xử sự bằng đạo đức không hiệu quả. Nếu lẫn lộn giữa đức trị và pháp trị, thì mục tiêu quản lý xã hội sẽ không đạt được, không thể tránh khỏi sự tha hoá, băng hoại về văn hoá, đạo đức như tình trạng đã và đang xảy ra.

Đối với việc cần giữ lại những giá trị của đạo đức truyền thống, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết: "Loại bỏ các chủ thuyết và giáo lý của chế độ phong kiến, không đồng nghĩa với việc xoá hết dấu vết của nó. Điều quan trọng là phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh hoa. Không chỉ thế, mà cần phải thích nghi với các biến đổi từ ngoại cảnh và nội vụ đất nước. Đó mới chính là kết hợp hài hoà giữa đức trị và pháp trị".

Cha mẹ là tấm gương của trẻ

Cô giáo Đặng Thị Liễu (Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) cho biết, môi trường gia đình có tác động rất lớn tới sư phát triển của đứa trẻ, trong đó có việc ứng xử với thầy cô. Thực tế qua quá trình giảng dạy, cô thấy, những học sinh biết kính trọng thầy cô, thì cha mẹ các em cũng là người như vậy.

Tuy nhiên, muốn được học sinh, phụ huynh tôn trọng, đương nhiên người giáo viên phải xứng đáng với sự tôn trọng đó. Ngày nay, không ít những giáo viên đã làm mất đi hình ảnh tôn kính đối với nghề thầy, chính điều này đã làm cho xã hội không còn tôn trọng đối với thầy cô giáo, từ đó dễ xảy ra những vụ việc đau lòng như trò đánh thầy, phụ huynh đánh thầy…

Cô Lê Huyền, Trường Tiểu học Thụy Lâm A, Hà Nội chia sẻ, trong một ngày, với hơn nửa thời gian tiếp xúc với người thân, các em chịu tác động lớn nhất từ môi trường gia đình.

Mỗi thái độ hay hành vi ứng xử trong gia đình, nhất là của bố và mẹ sẽ in dấu lên tâm lý của đứa trẻ. Bố mẹ có hành xử xấu, nói tục, chửi bậy, đánh lộn, hoặc thiếu tôn trọng thầy cô thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ những hành vi xấu của bố mẹ, khó mà phát triển tốt được.

Cho nên, mỗi cha mẹ hãy trở thành một tấm gương sáng cho các con. Vợ chồng tôn trọng nhau, bố mẹ tôn trọng con cái, gia đình sống thương yêu, hòa thuận, mọi cư xử đều đúng mực… thì con cái sẽ soi vào đó để mà học tập.

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, khuyến khích con chia sẻ những vấn đề khúc mắc tại trường học trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo. Khi có sự việc xảy đến với con, bố mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề, phối hợp với giáo viên, cùng đưa ra các giải pháp hỗ trợ.

Một số những phụ huynh khi có bức xúc với giáo viên, ngay lập tức đưa lên mạng xã hội, hoặc có những hành xử thể hiện sự thiếu tôn trọng giáo viên, như vậy, vừa làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, vừa khiến đứa trẻ có cái nhìn méo mó về những người đang dạy dỗ mình. Một đứa trẻ không có sự tôn trọng đối với thầy cô thì cũng khó có được kết quả  giáo dục tốt.

Liên quan đến video được cho là nam sinh tát giáo viên lan truyền trang mạng xã hội, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với cơ quan chức năng để xác minh tính xác thực của clip này.

Theo thông tư 32 ban hành tháng 9/2020 về điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, học sinh khác là điều nghiêm cấm.

Theo thông tư, hình thức kỷ luật cao nhất với học sinh vi phạm là tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top