Đánh trống ngực khi nằm, vì sao?

Hầu hết mọi người ít chú ý đến nhịp đập của trái tim, trừ khi phát hiện dấu hiệu hẫng hụt nhịp tim hoặc nhịp đập bất thường.

Tình trạng này thường được gọi là đánh trống ngực. Đôi khi, bạn thấy cảm giác đánh trống ngực khi nằm xuống hoặc sau bữa ăn. Hiểu nguyên nhân đánh trống ngực khi nằm xuống giúp phát hiện sớm và ngăn chặn một số bệnh lý tim.

Nguyên nhân đánh trống ngực khi nằm

Mang thai: Mang thai có thể gây ra các triệu chứng của đánh trống ngực khi bạn nằm xuống, do sự thay đổi hormon và nhu cầu tim tăng lên trong thời kỳ mang thai, tim co bóp giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và con. Đây thường là một hiện tượng tạm thời nhưng nếu nó trở nên thường xuyên và có các triệu chứng khác đi kèm, cần gặp bác sĩ ngay để đảm bảo không có các nguyên nhân tiềm ẩn khác.

Mất nước: Mất nước có thể do không uống đủ nước và uống quá nhiều cà phê hoặc rượu. Tập thể dục có thể ra nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước và đánh trống ngực. Chỉ cần uống nhiều nước và chất lỏng, tránh uống cà phê và rượu có thể hạn chế đánh trống ngực.

Đánh trống ngực khi nằm, vì sao? - ảnh 1

Đánh trống ngực khi nằm có thể là dấu hiệu của suy tim.

Căng thẳng: Đánh trống ngực khi nằm xuống có thể do căng thẳng. Một số nguyên nhân làm căng thẳng như sang chấn tâm lý, lo lắng hoặc tâm trạng bất an có thể làm cho tim đập nhanh hoặc cảm giác tim bỏ nhịp đập. Các bài tập như yoga và thiền có thể giúp làm giảm căng thẳng và giảm bớt đánh trống ngực.

Một số chất kích thích: Một số chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim của bạn: Caffein là một chất kích thích có thể làm tăng hoạt động trao đổi chất và tăng nhịp tim của bạn. Nếu uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc thức uống có năng lượng, đặc biệt là trước khi ngủ, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Nicotin từ hút thuốc lá là chất kích thích nên tránh trước khi ngủ. Nicotin có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm xuống.

Khó tiêu: Nếu ăn uống quá nhiều và sau đó nằm xuống, có thể bị đánh trống ngực do tiêu hóa khó khăn. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ngực và ợ nóng xuất hiện cùng một lúc.

Mất cân bằng điện giải: Nếu cơ thể thiếu một số chất điện giải, bao gồm kali hoặc magiê, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Làm giảm đánh trống ngực bằng cách bổ sung các chất điện giải có trong thuốc bổ tổng hợp hoặc các dung dịch bù điện giải. Khi tập thể dục quá mức hoặc đang trong thời tiết nóng, bị ra nhiều mồ hôi, mất chất lỏng và điện giải, nên bổ sung các chất điện giải bị mất bằng cách uống thức uống thể thao có chứa chất điện giải.

Thay đổi hormon: Thay đổi hormon trong hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh có thể dẫn đến đánh trống ngực. Thiếu estrogen cũng có thể dẫn đến tim đập nhanh. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi sử dụng liệu pháp hormon thay thế.

Do một số thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm. Thuốc dùng cho tăng huyết áp hoặc bệnh lý van tim có thể gây ra đánh trống ngực ngay cả khi không có gắng sức. Thuốc kháng histamin, thường được dùng trong điều trị dị ứng, có thể gây ra nhịp tim đập nhanh. Các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc giảm huyết áp và thuốc chữa cảm lạnh, cũng có thể gây ra đánh trống ngực.

Chức năng tuyến giáp bất thường: Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc giảm hoạt động, có thể gây đánh trống ngực khi nằm xuống. Nên trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc kiểm soát đánh trống ngực.

Suy tim nặng: Suy tim nặng có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm vì nó gây quá nhiều áp lực lên tim và nằm xuống chỉ làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Người bệnh có thể bị khó thở, ứ trệ chất lỏng và tăng cân. Nếu gặp các triệu chứng vừa nêu, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Các nguyên nhân khác:

Thần kinh hoạt động quá mức có thể kích thích tim và khiến cơ tim co bóp nhanh, cảm giác như nhịp tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Điều này gây khó chịu nhưng thường chỉ kéo dài vài giây.

Axit thừa trong dạ dày do sử dụng một số thực phẩm chiên xào, cay chua có thể gây đánh trống ngực. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.

Nếu bị tăng huyết áp và bị giãn cơ tim, có thể bị đánh trống ngực khi nằm. Dùng thuốc để kiểm soát huyết áp sẽ giải quyết vấn đề này.

Ngủ không đủ giấc có thể bị đánh trống ngực. Khi ngủ bù đủ giấc, đánh trống ngực thường sẽ biến mất.

Xử trí đánh trống ngực khi nằm

Xử trí phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đánh trống ngực. Thông thường, đánh trống ngực là vô hại và tự biến mất. Trong trường hợp đó, không cần phải điều trị. Nếu bác sĩ kiểm tra không có nguyên nhân thương tổn thực thể, bác sĩ có thể khuyên bạn tránh những điều có thể gây ra đánh trống ngực. Các khuyến cáo có thể bao gồm:

Làm dịu lo lắng và giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thể dục dưỡng sinh (thái cực quyền).

Cắt bỏ một số thực phẩm nhất định, bao gồm: rượu; nicotin (thuốc lá); caffein.

Tránh các loại thuốc gây ra đánh trống ngực, như thuốc ho, thuốc cảm.

Theo songkhoe.vn
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top