Đánh giá mức huyết áp cần phải điều trị

(khoahocdoisong.vn) - Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng đối với tất cả các hệ cơ quan: tim mạch, não, thận, mắt...Đánh giá một bệnh nhân THA không chỉ đơn thuần dựa vào trị số huyết áp mà còn cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của THA lên các cơ quan trong cơ thể và mức độ dao động của huyết áp trong ngày.

Chỉ số huyết áp phải điều trị tùy thuộc bệnh

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện tim mạch, Tổng thư ký Hội tim mạch Việt Nam cho biết, huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể. Nhờ có huyết áp cơ thể tạo ra dòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Bình thường, huyết áp ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Khi huyết áp của cơ thể là 140/90 mmHg hoặc cao hơn là đã bị tăng huyết áp (THA). Tuy nhiên, ở người tiểu đường hoặc bị bệnh thận, con số huyết áp tốt nhất là dưới 130/80 mmHg. Nếu huyết áp của của một người cao hơn ngưỡng này thì có nghĩa là người đó đã bị coi là tăng huyết áp và cần phải điều trị.

Nếu như có đến 95% trường hợp THA ở người lớn tuổi không có nguyên nhân, thì ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân đó có thể là viêm cầu thận mạn, suy thận mạn, hẹp động mạch thận, cường giáp, u tủy thượng thận, hẹp eo động mạch chủ, do thuốc… Trong đó một số nguyên nhân khi được loại bỏ, huyết áp của bạn có thể trở về bình thường (khỏi bệnh). Chính vì vậy, khi có biểu hiện THA, cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng huyết áp, từ đó có những biện pháp điều trị hợp lý nhất.

Chú ý sự thay đổi khác biệt trong ngày

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh, việc đánh giá một bệnh nhân THA không chỉ đơn thuần dựa vào trị số huyết áp mà còn cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của THA lên các cơ quan trong cơ thể và mức độ dao động của huyết áp trong ngày. THA gây ra nhiều biến chứng đối với tất cả các hệ cơ quan: tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành…), não (tai biến mạch não, bệnh não do THA…), thận (đái ra protein, suy thận…), mắt và các động mạch ngoại vi… Thêm vào đó, huyết áp thay đổi khác biệt quá nhiều giữa các thời điểm trong ngày làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến. Chính vì vậy,  bệnh nhân THA cần được khám và đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh của mình.

Về vấn đề điều trị huyết áp, thực tế, có nhiều cách phân loại tăng huyết áp và chúng ta phải dựa vào từng giai đoạn bệnh của tăng huyết áp để điều trị. Tại Việt Nam thường sử dụng theo cách phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008 như sau:

Khái niệm

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

< 130

< 85

Bình thường - cao

130 - 139

Và/hoặc

85-89

Tăng Huyết áp

Giai đoạn I

140 - 159

Và/ hoặc

90 - 99

Giai đoạn II

160 - 179

Và/ hoặc

100 - 109

Giai đoạn III

>= 180

Và/hoặc

>=110

       

Khi đã được chẩn đoán là THA bạn cần được điều trị. Ở mức THA giai đoạn I có thể bắt đầu với thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu không hiệu quả mới cần dùng thuốc.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top