Đang ốm cố đi lấy thuốc, bị cảm nắng

(khoahocdoisong.vn) - Cảm nắng rất hay gặp vào mùa hè, nhất là với người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Khi đi quá lâu ngoài trời nắng hoặc bị các tia nắng mặt trời gay gắt liên tục chiếu vào khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị chấn động, gây ra sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt, cùng với hiện tượng cơ thể bị mất nước dẫn đến lả đi.

Em Trần Hồng Quân là sinh viên Đại học Xây dựng. Ngoài giờ học em thường chạy xe ôm. Vừa rồi đang chở 1 bác từ bệnh viện về nhà, đến giữa đường thì bác kêu mệt, ngả vào người em. May mà gần đó có quán nước, em lựa tay lái, đưa bác vào ngồi nghỉ. Thì ra bác bị cảm nắng, do đang ốm nhưng cố đi lấy thuốc, nhiệt độ ngoài trời quá cao làm bác không chịu được.

Lời bàn: Lương y Xuân Ba (Hạ Đình, Hà Nội) cho biết, cảm nắng rất hay gặp vào mùa hè, nhất là với người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Khi đi quá lâu ngoài trời nắng hoặc bị các tia nắng mặt trời gay gắt liên tục chiếu vào khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị chấn động, gây ra sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt, cùng với hiện tượng cơ thể bị mất nước dẫn đến lả đi. Khi đi ngoài trời nắng nhớ đội mũ nón, mặc áo chống nắng, uống nhiều nước dù không khát.

Đối với người xung quanh, khi gặp người bị cảm nắng cần giúp họ hạ bớt thân nhiệt bằng cách đi vào nơi mát mẻ, chườm mát vào các động mạch lớn, dùng ngón cái ấn vào huyệt nhân trung (huyệt ở vùng rãnh mũi- môi) và huyệt thập tuyên (đỉnh cao nhất giữa đầu 10 ngón tay) để giúp cho bệnh nhân thức tỉnh và tiết nhiệt. Cho bệnh nhân uống nước bột sắn để giải nhiệt. Trường hợp nặng phải đưa người bệnh vào bệnh viện điều trị.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top