Đái ra máu cảnh báo bệnh gì?

Đái ra máu không phải là triệu chứng quá cấp tính nhưng không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Đái ra máu hay đi tiểu ra máu có thể là một trong những cảnh báo bệnh thận, đường tiết niệu. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra hiện tượng này.

Đái ra máu nhìn thấy và không thể nhìn thấy

Các bác sĩ khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Phú Thọ cho biết, đái ra máu hay đi tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện những tế bào máu hoặc máu trong nước tiểu. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng trong cơ thể.

Có hai loại đái ra máu

Đại thể: Đây là hiện tượng đái ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường dựa vào màu sắc nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu hay có sợi máu…

Vi thể: Khi đái máu vi thể bạn không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu nhưng sẽ được phát hiện bằng xét nghiệm tế bào phát hiện số lượng hồng cầu > 10.000/ml.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nước tiểu có màu đỏ nhưng không phải là đái ra máu như: Thường xuyên ăn những thức ăn có chứa phẩm màu hoặc màu tự nhiên làm cho nước tiểu có màu đỏ như củ dền, củ cải đường, dâu, thanh long đỏ…; Sử dụng những thuốc gây nước tiểu có màu đỏ như: rifampicin, metronidazol…; Trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu, nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ sẫm

Đái ra máu cảnh báo bệnh gì? ảnh 1

Những nguyên nhân đái ra máu bạn không nên bỏ qua

Bệnh lý ở bàng quang: Ở bàng quang, bệnh lý hay gây đái ra máu nhất là sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang hoặc u bàng quang. Triệu chứng dễ nhất để nhận biết đó là khó tiểu, tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt nhiều lần.

Bệnh lý ở ống niệu đạo – tuyến tiền liệt:Ở nam giới, bệnh lý gây ra tình trạng tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc bị K tuyến tiền liệt. Có thể nhận biết khi thấy tình trạng khó đi tiểu, tiểu dắt, són tiểu. Còn ở nữ giới thường thấy đái máu do polyp ở niệu đạo.

Bệnh lý tại thận: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đái máu, cụ thể như sau:

Sỏi thận: Đây là một bệnh rất hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh bị sỏi thận sẽ thường có những cơn đau quặn thận trong tiền sử.

Lao thận: Khi bị lao thận sẽ có những triệu chứng đái máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với tổn thương tại bàng quang, cho nên gây ra đái máu cuối bãi, đái mủ hoặc són tiểu, đau khi tiểu xong.

Ung thư thận: Trong trường hợp này đái ra máu chiếm 70% ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ đái ra máu cực kỳ nặng, không gây đau nhưng nhiều, khi sờ thấy có khối u.

Thận đa nang: Người bệnh cảm thấy bị đau thắt lưng, tiểu ra máu và có lẫn mủ, nồng độ ure máu tăng và phát hiện khối u vùng hố thận khi đi thăm khám.

Viêm cầu thận cấp: Trước khi bị viêm cầu thận cấp bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm trùng da, họng, kèm với sốt và đau ở hai bên thắt lưng. Trường hợp này thường là đái máu vi thể.

Viêm thận – bể thận: Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và đau vùng thắt lưng.

Viêm đường tiết niệu: cũng là một trong những nguyên nhân gây đái ra máu

Do chấn thương: Khi bị chấn thương thận, niệu quản, bàng quang, vùng chậu hay vùng thắt lưng cũng gây ra đái máu. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài và khắc phục được sau khi lành vết thương.

Đái ra máu có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân dẫn đến đái ra máu có thể rất nghiêm trọng, do đó bạn phải tiến hành đi khám ngay.

Nếu như nguyên nhân gây đái ra máu là ung thư thì việc điều trị không kịp thời có thể khiến khối phát triển quá lớn, thậm chí là di căn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đái ra máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng suy thận.

Như vậy, đái ra máu không phải là triệu chứng quá cấp tính nhưng cần phải phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Theo Đời sống
Tác động cột sống chữa được hàng trăm chứng bệnh?

Tác động cột sống chữa được hàng trăm chứng bệnh?

Tác động cột sống là phương pháp do người Việt Nam sáng lập, có cơ sở khoa học  được nghiên cứu thực nghiệm với nhiều đề tài khoa học. Với hơn 50 nghiên cứu, ứng dụng phương pháp này đã chữa trị hàng trăm chứng bệnh khác nhau.
Những loại cá không nên ăn nhiều

Những loại cá không nên ăn nhiều

Cá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải cá nào cũng tốt, dưới đây là những loại cá mà các nhà nghiên cứu cho rằng không nên ăn quá nhiều vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Ai dễ mắc ung thư tinh hoàn nhất?

Ai dễ mắc ung thư tinh hoàn nhất?

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Ung thư tinh hoàn có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người tuổi từ 25 – 45 có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.

Bị thủy đậu, làm thế nào để không bị sẹo?

Bị thủy đậu, làm thế nào để không bị sẹo?

Thủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ và người lớn, biến chứng bệnh rất nặng. Nếu chăm sóc không đúng các mụn nước sẽ có thể viêm da bội nhiễm, để lại sẹo lõm trên da, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
back to top