Đại dịch sẽ không kết thúc đồng đều mọi nơi trên thế giới

Hơn hai năm kể từ khi Covid-19 khởi phát, điều mà mọi người đều quan tâm là khi nào thì đại dịch sẽ kết thúc khi mà tình hình dịch bệnh tại các nước cải thiện đáng kể, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong đã giảm.

Theo GS Erica Charters, Đại học Oxford, về mặt y tế đại dịch sẽ kết thúc khi số ca nhiễm, tử vong giảm; còn về mặt chính trị, khi giới chức các nước chấm dứt biện pháp phòng ngừa, hạn chế và kết thúc về mặt xã hội khi người dân trở lại cuộc sống trước đây.

Trước Covid-19, dịch cúm năm 1918-1919 gây tử vong cho 50 triệu người trên thế giới, trong đó có khoảng 675.000 người Mỹ. Dịch cúm khác vào năm 1957-1958 giết chết khoảng 116.000 người dân nước này.

Đến 2009, Mỹ đón đợt dịch lớn khác, nhưng không đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi và có dưới 13.000 trường hợp tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tháng 8/2010 tuyên bố cúm đã chuyển sang giai đoạn hậu đại dịch, trở thành bệnh lưu hành, bùng phát theo mùa với chu kỳ truyền thống.

Thông thường, đại dịch suy yếu dần sau một thời gian và trở thành bệnh theo mùa, khi phần lớn dân số có được khả năng miễn dịch thông qua văcxin hoặc nhiễm bệnh tự nhiên. Các nhà khoa học cho biết loại mô hình này có thể xảy ra với Covid-19.

Ngay cả với AIDS cũng vậy. Được phát hiện lần đầu vào năm 1981, trong nhiều năm, AIDS được coi là bản án tử hình đáng sợ. Đến 1994, nó trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người từ 25 đến 44 tuổi tại Mỹ.

Song các phương pháp điều trị dần phổ biến vào nửa sau những năm 1990, biến căn bệnh thế kỷ thành tình trạng mạn tính có thể kiểm soát. Người bệnh điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. Nếu sử dụng thuốc thường xuyên, họ có thể chung sống với HIV nhiều năm và bệnh không tiến triển thành AIDS.

Hiện HIV không còn là trường hợp y tế khẩn cấp, song Tổ chức Y tế Thế giới vẫn coi đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn.

GS Charters cho biết đại dịch sẽ không kết thúc đồng đều ở mọi nơi trên thế giới. Nó sẽ trở thành dịch bệnh lưu hành ở từng địa phương (khu vực) trong những thời điểm khác nhau.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top