“Đại biểu Quốc hội vào nghị trường chỉ cần mang smartphone, không cần giấy tờ”

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc mô tả như vậy khi nói về việc triển khai phần mềm mới hỗ trợ hoạt động của các đại biểu Quốc hội. Theo đó, mọi tài liệu cần thiết cho các hoạt động, các đại biểu Quốc hội chỉ cần tra cứu trên smart phone hoặc thiết bị di động khác…

<div> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="“Đại biểu Quốc hội vào nghị trường chỉ cần mang smartphone, không cần giấy tờ” - 1" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/05/17/nguyen-hanh-phuc-2-1558085411658.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/17/nguyen-hanh-phuc-2-1558085411658(1).jpg" title="“Đại biểu Quốc hội vào nghị trường chỉ cần mang smartphone, không cần giấy tờ” - 1" /> <figcaption> <p>Tổng Thư k&yacute; Quốc hội Nguyễn Hạnh Ph&uacute;c trả lời c&aacute;c c&acirc;u hỏi đặt ra tại cuộc họp b&aacute;o&nbsp;</p> </figcaption> </figure> <p>Tổng thư k&yacute; Quốc hội Nguyễn Hạnh Ph&uacute;c chủ tr&igrave; cuộc họp b&aacute;o chiều 17/5 về dự kiến chương tr&igrave;nh kỳ họp thứ 7, Quốc hội kho&aacute;c XIV. Kỳ họp sẽ bắt đầu v&agrave;o s&aacute;ng thứ Hai tuần tới, 20/5.</p> <p>&Iacute;t ng&agrave;y trước, trong khu&ocirc;n khổ phi&ecirc;n họp thứ 34, UB Thường vụ Quốc hội đ&atilde; d&agrave;nh thời gian xem x&eacute;t về việc th&iacute; điểm phần mềm phục vụ hoạt động của Quốc hội (do c&ocirc;ng ty ICC cung cấp). Theo đ&oacute;, c&aacute;c đại biểu Quốc hội sẽ được trang bị iPad để lấy, nhận t&agrave;i liệu, tra cứu văn bản t&agrave;i liệu từ kỳ họp thứ 7 n&agrave;y.</p> <p>Trao đổi về vấn đề mới n&agrave;y, Tổng Thư k&yacute; Quốc hội Nguyễn Hạnh Ph&uacute;c giới thiệu một doanh nghiệp đ&atilde; ủng hộ, l&agrave;m cho Quốc hội một phần mềm phục vụ cho hoạt động tại kỳ họp cũng như phục vụ hoạt động nghi&ecirc;n cứu, l&agrave;m nhiệm vụ của c&aacute; nh&acirc;n mỗi đại biểu. Phần mềm hỗ trợ việc chuyển tải văn bản, t&agrave;i liệu, th&ocirc;ng b&aacute;o lịch họp.</p> <p>&ldquo;T&ocirc;i thấy phần mềm n&agrave;y hữu &iacute;ch cho đại biểu Quốc hội khi c&oacute; thể tra cứu nhanh ch&oacute;ng lịch sử c&aacute;c văn bản, dự luật đ&atilde; l&agrave;m, tra cứu được cả &yacute; kiến lẫn việc giải quyết kiến nghị cử tri. Với phương thức n&agrave;y, đại biểu Quốc hội v&agrave;o hội trường chỉ cần mang theo một chiếc smart phone, kh&ocirc;ng cần mang theo t&agrave;i liệu n&agrave;o kh&aacute;c&rdquo;- &ocirc;ng Nguyễn Hạnh Ph&uacute;c nhận x&eacute;t.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, Tổng thư k&yacute; Quốc hội cũng nhấn mạnh, đ&acirc;y cũng chỉ l&agrave; bước th&iacute; điểm, cần l&agrave;m cẩn trọng. V&igrave; vậy, tại kỳ họp n&agrave;y, c&aacute;c cơ quan phục vụ vẫn chưa bỏ hẳn văn bản giấy. Đến cuối kỳ họp, c&aacute;c đại biểu, những người sử dụng sẽ thực hiện việc đ&aacute;nh gi&aacute; về phần mềm n&agrave;y v&agrave; Văn ph&ograve;ng Quốc hội sẽ căn cứ v&agrave;o đ&oacute; để ho&agrave;n thiện hơn nữa phần mềm hoạt động.</p> <p>Tinh thần chung, theo Tổng thư k&yacute; l&agrave; phải tiến d&acirc;n tới việc x&acirc;y dựng một Quốc hội điện tử hiện đại, hiệu quả.</p> <p>Một vấn đề kh&aacute;c đặt ra về khả năng tại kỳ họp n&agrave;y, Quốc hội c&oacute; thể ra một nghị quyết ri&ecirc;ng về việc xử l&yacute; t&igrave;nh trạng vi phạm an to&agrave;n giao th&ocirc;ng như gợi &yacute; của Ph&oacute; Chủ tịch Quốc hội Ph&ugrave;ng Quốc Hiển.</p> <p>Tổng Thư k&yacute;, Chủ nhiệm Văn ph&ograve;ng Quốc hội Nguyễn Hạnh Ph&uacute;c cho biết, đề xuất n&agrave;y được đưa ra tại phi&ecirc;n họp thứ 34 của UB Thường vụ Quốc hội để xử l&yacute; t&igrave;nh trạng li&ecirc;n tiếp c&aacute;c vụ tai nạn giao th&ocirc;ng nghi&ecirc;m trọng, những vụ tai nạn phức tạp, c&oacute; dấu hiệu của việc sử dụng rượu bia, ma tu&yacute; li&ecirc;n tiếp xảy ra thời gian qua. Theo Tổng thư k&yacute;, vấn đề ra nghị quyết n&agrave;y sẽ được Quốc hội xem x&eacute;t tại kỳ họp n&agrave;y.</p> <p>Về hoạt động chất vấn tại kỳ họp n&agrave;y, l&atilde;nh đạo Văn ph&ograve;ng Quốc hội th&ocirc;ng tin, h&igrave;nh thức chất vấn &ldquo;kh&ocirc;ng giới hạn&rdquo; nội dung, &ldquo;kh&ocirc;ng giới hạn&rdquo; danh s&aacute;ch người trả lời chất vấn như đ&atilde; &aacute;p dụng tại kỳ họp thứ 6, th&aacute;ng 11/2018 chỉ thực hiện v&agrave;o kỳ họp cuối năm ở giữa nhiệm kỳ v&agrave; kỳ họp giữa năm ở năm cuối nhiệm kỳ. C&ograve;n tại kỳ họp thứ 7 n&agrave;y, việc chất vấn sẽ tổ chức lại như th&ocirc;ng lệ, c&aacute;c cơ quan sẽ đề xuất c&aacute;c vấn đề, c&aacute;c Bộ trưởng, Trưởng ng&agrave;nh để c&aacute;c đại biểu Quốc hội lựa chọn nội dung cũng như nh&acirc;n sự sẽ đăng đ&agrave;n trả lời chất vấn. Phi&ecirc;n chất vấn sẽ khu&ocirc;n lại với c&aacute;c vấn đề được chọn đ&oacute;.</p> <figure class="image" contenteditable="false"><img alt="“Đại biểu Quốc hội vào nghị trường chỉ cần mang smartphone, không cần giấy tờ” - 2" data-original="https://icdn.dantri.com.vn/2019/05/17/nguyen-hanh-phuc-3-1558085436677.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/17/nguyen-hanh-phuc-3-1558085436677.jpg" title="“Đại biểu Quốc hội vào nghị trường chỉ cần mang smartphone, không cần giấy tờ” - 2" /> <figcaption> <p>L&atilde;nh đạo Văn ph&ograve;ng, c&aacute;c UB của Quốc hội chủ tr&igrave; cuộc họp b&aacute;o&nbsp;</p> </figcaption> </figure> <p>Th&ocirc;ng tin về chương tr&igrave;nh kỳ họp, Ph&oacute; Chủ nhiệm Văn ph&ograve;ng Quốc hội Nguyễn Mạnh H&ugrave;ng cho biết, kỳ họp thứ 7, Quốc hội kh&oacute;a XIV l&agrave; kỳ họp giữa năm 2019 &ndash; năm thứ tư của nhiệm kỳ, năm khởi đầu của qu&aacute; tr&igrave;nh chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ c&aacute;c cấp, tiến tới Đại hội to&agrave;n quốc lần thứ 13 của Đảng. Tại kỳ họp n&agrave;y, theo th&ocirc;ng lệ của chương tr&igrave;nh nghị sự kỳ họp giữa năm, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho c&ocirc;ng t&aacute;c x&acirc;y dựng ph&aacute;p luật (12 ng&agrave;y, chiếm tỷ lệ gần 60% tổng thời gian của kỳ họp). B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, Quốc hội cũng d&agrave;nh thời gian cho việc xem x&eacute;t, quyết định c&aacute;c vấn đề kinh tế - x&atilde; hội, ng&acirc;n s&aacute;ch nh&agrave; nước, gi&aacute;m s&aacute;t v&agrave; c&aacute;c vấn đề quan trọng kh&aacute;c (8 ng&agrave;y, trong đ&oacute; c&oacute; 2,5 ng&agrave;y d&agrave;nh cho hoạt động chất vấn v&agrave; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội).</p> <p>Cụ thể, c&oacute; 7 dự &aacute;n luật v&agrave; 2 nghị quyết sẽ được xem x&eacute;t th&ocirc;ng qua tại kỳ họp n&agrave;y v&agrave; 9 dự luật kh&aacute;c sẽ được Quốc hội cho &yacute; kiến.</p> <p>Trong đ&oacute;, dự &aacute;n luật Gi&aacute;o dục (sửa đổi) được x&aacute;c định l&agrave; dự &aacute;n luật quan trọng, v&igrave; li&ecirc;n quan trực tiếp đến người d&acirc;n n&ecirc;n lu&ocirc;n nhận được sự quan t&acirc;m, theo d&otilde;i s&aacute;t sao của cử tri v&agrave; nh&acirc;n d&acirc;n. Dự &aacute;n luật n&agrave;y đ&atilde; được Quốc hội thảo luận tại 2 kỳ họp (kỳ họp thứ 5 v&agrave; thứ 6); được Ch&iacute;nh phủ tổ chức lấy &yacute; kiến người d&acirc;n, lấy &yacute; kiến c&aacute;c đại biểu Quốc hội chuy&ecirc;n tr&aacute;ch&hellip;. Từ đ&oacute;, một số nội dung cơ bản đ&atilde; được tiếp thu chỉnh l&yacute;, như về triết l&yacute; gi&aacute;o dục; quy định ho&agrave;n thiện hệ thống gi&aacute;o dục quốc d&acirc;n theo hướng mở, li&ecirc;n th&ocirc;ng; về c&aacute;c loại cơ sở gi&aacute;o dục; chương tr&igrave;nh, s&aacute;ch gi&aacute;o khoa gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng v&agrave; thi tốt nghiệp trung học phổ th&ocirc;ng&hellip;</p> <p>Một dự &aacute;n luật lớn được tr&igrave;nh xin &yacute; kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp n&agrave;y l&agrave; Bộ luật lao động (sửa đổi). Dự thảo luật tr&igrave;nh Quốc hội in &yacute; kiến tập trung v&agrave;o những vấn đề c&ograve;n &yacute; kiến kh&aacute;c nhau, như: việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ l&agrave;m th&ecirc;m giờ tối đa; c&aacute;c phương &aacute;n điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; về thời gian nghỉ tết &acirc;m lịch; về bổ sung ng&agrave;y nghỉ lễ v&agrave;o Ng&agrave;y thương binh, liệt sĩ; về thời gian l&agrave;m việc của c&ocirc;ng chức, vi&ecirc;n chức, người lao động trong c&aacute;c cơ quan h&agrave;nh ch&iacute;nh, tổ chức ch&iacute;nh trị, tổ chức ch&iacute;nh trị - x&atilde; hội.</p> <p>Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật C&aacute;n bộ, c&ocirc;ng chức v&agrave; Luật Vi&ecirc;n chức g&acirc;y ch&uacute; &yacute; thời gian qua với việc sửa đổi quy định về việc xử l&yacute; kỷ luật đối với c&aacute;n bộ, c&ocirc;ng chức, vi&ecirc;n chức đ&atilde; nghỉ việc, nghỉ hưu theo hướng c&aacute;n bộ, c&ocirc;ng chức, vi&ecirc;n chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu tr&aacute;ch nhiệm về h&agrave;nh vi vi phạm của m&igrave;nh trong thời gian c&ocirc;ng t&aacute;c; t&ugrave;y theo t&iacute;nh chất, mức độ vi phạm c&oacute; thể bị truy cứu tr&aacute;ch nhiệm h&igrave;nh sự, xử l&yacute; h&agrave;nh ch&iacute;nh hoặc xử l&yacute; kỷ luật; nếu g&acirc;y thiệt hại phải bồi thường theo quy định của ph&aacute;p luật.</p> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo dantri.com.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top