Đại biểu Quốc hội: Sở trường các em muốn là thợ điện, bố mẹ lại cứ ép con học đại học

(khoahocdoisong.vn) - Chia sẻ bên hành lang Quốc hội về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bà quan tâm nhất tới vấn đề phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, vấn đề bà đặc biệt quan tâm chính là phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh.

Lý do theo bà Hạnh là vì nước mình đang dư thừa nhân lực trình độ cao, đại học, trên đại học, trong khi lại thiếu công nhân lành nghề. Lần này trong dự thảo Luật Giáo dục đã có cơ chế mở rất tốt, từ lớp 9 học sinh đã có thể được học nghề. 

"Điều tôi mong muốn là học sinh được phát huy theo khả năng sở trường bản thân, đừng theo ý muốn cha mẹ. Cha mẹ cứ mong muốn con ra trường học đại học, trên đại học nhưng khi ra trường thì nhân lực dư thừa rồi. Thậm chí có những người đi làm công nhân không dám nói mình đi học thạc sĩ, học đại học.

Đi học tốn bao tiền công sức như thế về không có việc làm, hoặc làm trái nghề rất đáng tiếc. Trong khi, nếu em học nghề tốt rồi nếu muốn vẫn có thể học nâng lên cao đẳng, đại học liên thông. Như vậy sẽ tốt hơn", đại biểu Tôn Ngọc Hạnh chia sẻ.

Tuy nhiên, có một điều khiến bà Hạnh vẫn thấy lo lắng là khâu tổ chức thực hiện Luật ra sao, thiết kế chương trình thế nào để triển khai thực hiện Luật được cho tốt.

Và một trong những điều cần thiết theo bà Hạnh là cần có cán bộ chuyên trách về việc tư vấn hướng nghiệp cho các em. So sánh với các nước họ làm tốt điều này. Tư vấn tốt thì học sinh sẽ tự giác. Còn nếu không, sẽ chỉ nghe theo bạn bè, hoặc những nguồn tham khảo không đủ tin cậy.

Và đáng ngại nhất theo bà Hạnh là "Sở trường các em chỉ là thợ điện. Nhưng bố mẹ cứ muốn cho học đại học, lên cao hơn. Nhiều cử tri tôi đi tiếp xúc đã chia sẻ, em không thích học nhưng bố mẹ cứ ép em theo".

Điều này xuất phát từ suy nghĩ, cha mẹ đã vất vả thì mong muốn con cái được sướng. Có học thức con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn, lương cao hơn. Còn không có trình độ thì vất vả. Tuy nhiên, trong xã hội có phân công lao động, nếu ai cũng làm thầy thì ai làm thợ.

Có điều, chúng ta cần phải có đào tạo, và chuyên môn hóa. Bất cứ ngành nghề nào cũng đáng được xã hội tôn trọng. Thị trường cần, thì sẽ đào tạo theo nhu cầu thị trường. Phụ huynh cần thay đổi tư duy, tránh ép buộc con.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top