Đại biểu Quốc Hội: Có hay không chuyện quay vòng tiền giữa ngân hàng và bất động sản?

Tại phiên sáng 9/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ hai của đợt họp tập trung, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
quochoi.jpg
Sáng nay QH tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội.

Theo Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) kết quả thu chi ngân sách năm nay vẫn đạt dự toán. Tuy nhiên, xét về cơ cấu thu thì có một số vấn đề. Trong đó, thu ngân sách Trung ương hụt thu hơn 29.000 tỷ, nhưng trong tổng thu ngân sách lại tăng trưởng.

Đại biểu Thơ đặt câu hỏi “Vậy ngân sách tăng trưởng ở đâu?”

Thực tế cho thấy, một trong những nội dung tăng trưởng đột biến năm nay là hoạt động ngân hàng, chứng khoán, đất đai.

“Có hay không nhiều nhà đầu tư thế chấp vay vốn ngân hàng, lấy tiền trong hệ thống tín dụng ra, rồi lại quay vòng tiếp. Vòng mới là tài sản, còn bong bóng là chứng khoán, bất động sản?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Bà cho rằng, việc tăng thu ngân sách trong mảng đầu tư tài chính này không bền vững, tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn và trung hạn cao. Bà đề nghị Chính phủ có sự đánh giá toàn diện về vấn đề này.

Trong khi đó, Đại biểu Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) cho rằng thời gian tới dịch Covid-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ông đề nghị Chính phủ, ngành y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng văcxin phòng Covid-19, sớm triển khai tiêm cho người dưới 18 tuổi để tạo miễn dịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ, bào chế, sản xuất văcxin trong nước để tự chủ nguồn cung để hướng tới thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Chính phủ có cơ chế tăng cường hệ thống y tế cơ sở cũng như huy động được sự tham gia của y tế tư nhân trong phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương chuẩn bị phương án phục hồi kinh tế, nhất là cung ứng lao động; cơ cấu lại nền kinh tế để phân bổ lại nguồn lực hiệu quả hơn; cải cách hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh…

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top