Đa số các doanh nghiệp Việt đang đứng ngoài cách mạng công nghiệp 4.0

Khảo sát của Bộ Công thương về mức độ sẵn sàng của các ngành công nghiệp Việt Nam trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thông tin được Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đưa ra tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm thực tế ảo về Công nghiệp 4.0 (Vietnam Industry 4.0 Summit) 2021 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì.

“Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tiếp cận ở mức thấp đối với tất các trụ cột của một nền sản xuất thông minh” - ông Hải nói.

Từ mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Hải cho rằng việc nâng tỷ trọng GDP ngành công nghiệp chế biến chế tạo từ 16.7% vào năm 2020 lên 25% vào năm 2025 như mục tiêu Đảng đã đề ra sẽ cần có đột phá về chính sách hỗ trợ.

Ông Hải thừa nhận, quá trình chuyển đổi trong 3 năm vừa qua tương đối chậm chạp. Ngành công nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có 4 “điểm nghẽn” lớn.

Đó là nội lực của công nghiệp trong nước yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra trong nước còn thấp, nguồn công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài.

Ngoài ra, nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu kém, trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn thấp và nguồn lực xã hội chưa tập trung nhiều đầu tư vào sản xuất cũng gây cản trở tốc độ chuyển đổi công nghiệp.

Để khắc phục tình trạng này, ông Hải đưa ra nhiều định hướng chiến lược trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn năm 2030, đặc biệt cần hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp và thau đổi tư duy, hướng tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“1 trong những nguyên nguyên nhân tạo điểm nghẽn là do thiếu khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của nền công nghiệp, nhất là công nghiệp nền tảng. Bộ Công thương đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý và giao trong thời gian tới làm các thủ tục để xây dựng Luật Phát triển công nghiệp” - ông Hải thông tin.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại để đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top