Da nhợt, nhức đầu cẩn thận thiếu vitamin B9

(khoahocdoisong.vn) - Vitamin B9 là một loại vitamin thuộc nhóm B, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vitamin B9 giúp cơ thể sản xuất các thế bào mới như hồng cầu, bạch cầu.

Vitamin B9 giúp ngăn ngừa huyết khối chống xơ vữa động mạch. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã nghiên cứu trên gần 10.000 nam và nữ tuổi 25 - 74 và nhận thấy, những người dùng chế độ ăn hằng ngày giàu vitamin B9 sẽ giúp cơ thể ổn định huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu thấp hơn so với những người dùng ít chất này. Mỗi người trưởng thành cần khoảng 300 - 400mcg vitamin B9 mỗi ngày. Trẻ từ 13 tuổi trở lên cần 300mcg/ngày, ngưỡng giới hạn an toàn của cơ thể với loại vitamin này là 800mcg. Nghiên cứu từ các nhà khoa học của Hà Lan và Thụy Sỹ đã chứng minh, nếu người già bổ sung 800mcg vitamin B9 hằng ngày sẽ giúp duy trì thính lực, trí nhớ cải thiện và tăng khả năng nhận thức.

Khi cơ thể thiếu vitamin A gây quáng gà, thiếu canxi gây còi xương, chậm lớn nhưng thiếu vitamin B9 thường ta không để ý. Thiếu vitamin B9 sẽ khiến đầu lưỡi và quanh lưỡi sưng đỏ, khoang miệng lở và người ta hay gọi là nhiệt miệng. Người thiếu vitamin B9 cũng thường mất vị giác, có nguy cơ thiếu máu hồng cầu to dẫn tới những hệ lụy của bệnh thiếu máu, tê tay chân, mệt mỏi, da nhợt nhạt, cơ thể yếu ớt. Thiếu vitamin B9 cơ thể khó tập trung, dễ cáu gắt, hay quên, gây suy giảm chức năng cơ học của ống tiêu hóa.

Để bổ sung, khi thấy có dấu hiệu thiếu hụt vitamin B9 như yếu sức, mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhức đầu, cáu gắt, tóc bạc sớm, còi cọc, chậm phát triển, khó thở, tim đập nhanh, khó tập trung, sút cân, buồn nôn… người bệnh cần đi khám và bổ sung bằng thuốc. Bên cạnh đó, có thể bổ sung bằng thực phẩm như dùng thêm rau củ quả có vị chua, có màu xanh đậm, vàng đậm, đỏ đậm như cà chua cà rốt, bông cải, rau mồng tơi, rau đay; các loại đậu, gạo, bột mỳ và các sản phẩm từ bột mì, ngũ cốc, đậu, vừng. Một nguồn vitamin B9 dồi dào là ở trong gan động vật  như lợn, bò, gà, trong trứng, sữa, nấm.

BS Quang Anh (Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo KH&ĐS
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top