Đã kiểm soát đường máu mà vẫn biến chứng

(khoahocdoisong.vn) - Mắc bệnh tiểu đường nhiều năm càng cần theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn, không phải chỉ 1 lần/tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong một ngày cho đến khi đường máu ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử đường máu.

Bà Phạm Thị Thuần (Thanh Hóa) mắc đái tháo đường nhiều năm. Tuần nào bà cũng thử đường máu vào buổi sáng khi đói, ăn uống kiêng khem, thỉnh thoảng nhà có việc, nếu ăn hơi nhiều cơm hay thịt thì bữa sau bà ăn rút lại nhưng không hiểu sao, vừa rồi đi khám, bác sĩ nói việc kiểm soát đường huyết của bà không tốt, nếu không tiếp tục ăn kiêng chặt chẽ rất có thể có biến chứng.

Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, nhiều người cho rằng, mình theo dõi đường máu rất tốt, tuần nào cũng thử vào buổi sáng khi đói. Nhưng theo dõi đường máu sau ăn là việc làm rất quan trọng bởi đường máu sau ăn quá cao cũng gây ra nhiều biến chứng. Mắc bệnh tiểu đường nhiều năm càng cần theo dõi cả đường máu lúc đói và sau ăn, không phải chỉ 1 lần/tuần mà cần phải theo dõi nhiều lần trong một ngày cho đến khi đường máu ổn định rồi thì sẽ giảm dần số lần thử. Mục tiêu đường huyết sau ăn 1-2 giờ là dưới 10mmol/L. Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường lớn tuổi, mắc bệnh kèm theo nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu... Nếu chỉ kiểm soát đường máu mà quên đi kiểm soát huyết áp và rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cần kiểm soát được cả 3 thông số gluco máu, mỡ máu và huyết áp.

QA ghi

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top