Dạ dày loét nặng vì uống trà

(khoahocdoisong.vn) - Trà tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai uống cũng tốt, nhất là người bị đau dạ dày uống trà đôi khi lại lợi bất cập hại.

Bà Trần Phương Linh (60 tuổi) không có thói quen uống trà nhưng nghe các bạn trong CLB thể dục khen uống trà tốt cho sức khỏe nên bà cũng mua về hãm uống hằng ngày.

Được một thời gian bà thấy bị táo bón và đặc biệt là bệnh đau dạ dày của bà trở nặng. Đi khám, bác sĩ khuyên nên bỏ uống trà vì đó là một trong những căn nguyên khiến bệnh dạ dày nặng thêm.

Lời bàn: BS Tuấn Anh, Bệnh viện K cho biết, không phải ai uống trà cũng tốt, đối với một số bệnh lý, nhất là người bị bệnh đau dạ dày thì uống trà đôi khi lại lợi bất cập hại.

Bởi axit tannic trong nước trà đặc, khi đi vào cơ thể làm co thắt niêm mạc dạ dày gây kết tủa protein, gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, chất tannic trong trà kìm hãm dung môi este photphat có trong dạ dày. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm, tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng axit lớn làm cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng thêm.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top