Đa búp đỏ trị cảm cúm

(khoahocdoisong.vn) - Đa búp đỏ có nguồn gốc ở Ấn Độ, Nepan. Cây rất thích hợp thủy thổ nước ta. Cây có búp lá mầu xanh đỏ tươi rất đep vây nên được người dân trồng vừa làm cảnh còn được sử dụng làm thuốc. Tên khoa học của đa búp đỏ là Ficus , thuộc họ dâu tằm. Ở nước ta, cây mọc dại ở rừng núi, ở làng bản và cũng được trồng nhiều để lấy bóng mát, quả rụng làm thức ăn cho cá, thu hái rễ phụ và lá quanh năm làm thuốc.

Đa búp đỏ có lá to, hình trái xoan hay bầu dục, mặt trên màu lục bóng, dày và dai. Chồi ngọn bao bởi một cái búp đỏ do lá kèm tạo ra, khi lá mở ra thì các búp rụng xuống. Cụm hoa dạng quả sung, hình cầu dẹt, mọc ở nách lá; cụm quả chín màu vàng lục, mềm, dễ nát. Cây có hoa, quả vào tháng 1-3. Đa búp đỏ thường được lấy rễ phụ (tua rễ đa) và lá, mủ làm thuốc.

Đa búp đỏ vị nhạt, tính mát vào phế vị giúp lợi tiểu tiện, ra mồ hôi. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan; mủ dùng chữa mụn nhọt.

Chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm amidan, đau mắt, sốt rét cơn: Dùng 12-20g lá đa hay rễ đa sắc uống.

Chữa tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp: Dùng tua đa 20g, rau dừa nước, tỳ giải đều 15g sắc uống.

LY. Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
back to top