Cứu trẻ sinh non bị teo ruột, suy hô hấp

Sinh non khi mới được 32 tuần tuổi, chỉ nặng 1,3kg, bé Bạc Thị Hoa (Mường É – Thuận Châu) bị teo ruột bẩm sinh đã được các y, bác sĩ phẫu thuật cấp cứu lúc mới 2 ngày tuổi. Đây là trường hợp trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân nhất được gây mê và phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bé đi siêu âm phát hiện nghi ngờ thai nhi bị tắc tá tràng. Sau khi sinh chưa được bao lâu, trẻ có biểu hiện bất thường, nôn nhiều, bụng trướng, khó thở và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La trong tình trạng thở yếu, bụng trướng căng.

Sau khi hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa Sơ sinh và chuyên khoa Ngoại, kết hợp thực hiện các thăm dò chức năng, xét nghiệm, các bác sĩ kết luận bệnh nhi có tắc ruột bẩm sinh nghi do teo ruột/sơ sinh non tháng nhiễm trùng huyết... Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật khi 2 ngày tuổi.

teo-ruot-suy-ho-hap-1.jpg
Đội ngũ y bác sĩ Khoa Nhi cùng mẹ và bé trước khi ra viện.

ThS.BS Đinh Khắc Trường, bác sĩ mổ chính cho bệnh nhi chia sẻ, teo ruột là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Điều trị teo ruột bằng phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt đoạn ruột và lập lại lưu thông ruột. Các biến chứng liên quan đến teo ruột chủ yếu là rò miệng nối, hẹp miệng nối, hội chứng ruột ngắn.

Theo BSCKI Đỗ Văn Nghĩa, bác sĩ gây mê chính, đây là một trường hợp gây mê khó khăn vì trẻ non tháng, cân nặng thấp, chức năng hô hấp tuần hoàn chưa hoàn chỉnh... Các bác sĩ đã tiến hành gây mê nội khí quản cho trẻ, đặt ống thông dạ dày giảm trướng bụng. Trong suốt quá trình khởi mê, phẫu thuật trẻ được theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SPO2, eTCO2... Kết hợp bù nước điện giải, truyền dịch nuôi dưỡng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển đến chăm sóc, hồi sức tích cực tại Khoa Nhi. ThS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng khoa Nhi cho biết, tình trạng bệnh nhi có khá nhiều vấn đề về sức khỏe sau phẫu thuật như vấn đề về hô hấp, tuần hoàn, nhiễm trùng huyết, thiếu máu, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ cũng được đặc biệt quan tâm để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ, bệnh nhi được chỉ định nằm lồng ấp, điều trị nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn kết hợp sử dụng các loại kháng sinh, truyền máu 3 lần. Quá trình chăm sóc bệnh nhi các điều dưỡng trong khoa luôn kiên trì, cẩn thận từng khâu trong quá trình chăm sóc, có những đêm thức trắng lấy ven cho bé.

Sau 50 ngày kiên trì, bền bĩ của đội ngũ y bác sĩ Khoa Nhi điều trị và chăm sóc bé đã ăn tốt, tăng cân và không còn triệu chứng tắc ruột và được chỉ định cho ra viện.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top