Cứu sống trẻ bị thủng ruột vì cốc vỡ

(khoahocdoisong.vn) - Không chỉ trẻ 6 tuổi bị thủng dạ dày, lòi ruột, trong những ngày Tết vừa qua, Bệnh viện Nhi TƯ đã phẫu thuật cho 50 trẻ bị các tai nạn đáng tiếc. Việc phòng tránh và xử lý đúng tai nạn cho trẻ cần được quan tâm nhất là khi trẻ đang học tập tại nhà để phòng chống Covid-19.

Ngày mùng 2 Tết (13/2/2021), bé gái 16 tháng tuổi (Mê Linh, Hà Nội) trong quá trình đùa nghịch đã làm vỡ một cốc thủy tinh, mảnh vỡ của cốc đã cắm vào bụng trẻ, làm thủng thành bụng, toàn bộ ruột non chui ra ngoài ổ bụng. Bé được đưa ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên (Hà Nội) sơ cứu, đắp gạc ấm che hết toàn bộ ruột, sau đó bệnh nhi được chuyển tới Bệnh viện Nhi T.Ư.

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, kíp trực Ngoại do TS.BS Nguyễn Văn Linh, Trưởng khoa Ngoại gây mê hồi sức - Trung tâm Quốc tế đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Kiểm tra trong mổ, trẻ có lỗ thủng mặt trước dạ dày kèm theo. Bệnh nhi đã được khâu lỗ thủng dạ dày, đưa toàn bộ ruột trở lại ổ bụng và khâu phục hồi vết thương thành bụng. Hiện tại bệnh nhân đã cai được máy thở, ăn uống sinh hoạt bình thường.

Ca phẫu thuật cho bệnh nhi bị tai nạn thủng ruột.

Ca phẫu thuật cho bệnh nhi bị tai nạn thủng ruột.

PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trong những ngày Tết Tân Sửu vừa qua, Khoa Ngoại tổng hợp đã thực hiện 50 ca phẫu thuật trong đó có nhiều trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt đáng tiếc. 

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Trung tâm Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư, nguyên nhân tai nạn sinh hoạt chủ yếu xảy ra khi các em không có sự giám sát của người lớn. Khi trẻ bị tai nạn, cha mẹ cần bình tĩnh và phải biết cách sơ cứu ban đầu và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được xử trí kịp thời.

Trường hợp bị tổn thương phần mềm: Vết thương sưng, bầm tím: cần đắp khăn lạnh hoặc bọc đá; Vết thương hở hoặc chảy máu: rửa sạch bằng nước muối sinh lý và hoặc nước sát trùng nếu có và băng ép lại; Bong gân: đắp khăn lạnh hoặc chườm đá. Băng cố định, hạn chế vận động. Gãy xương và chấn thương sọ não: Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế; Kiểm tra mức độ tỉnh táo của trẻ bằng cách gọi hỏi trẻ, chống choáng (nếu có); Bất động xương gãy bằng các nẹp sẵn có.

Trong khi di chuyển hoặc chờ đợi bác sĩ đến khám cần lưu ý: Tránh không di động trẻ; Đặt trẻ nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt trẻ về một bên để khi trẻ có nôn chớ, hoặc chảy máu thì chất lỏng không chảy vào miệng, tránh cho trẻ bị sặc; ông được cho trẻ ăn, uống bắt cứ thứ gì.

Phòng tránh tai nạn xảy ra với trẻ:

- Phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Không cho trẻ biết lật, bò, đi, nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.

- Có rào hoặc thanh bảo vệ ở nhưng nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75cm…

- Đảm bảo cầu thang, bậc thềm đủ ánh sáng, dễ đi.

- Dạy trẻ không xô đẩy, leo trèo.

- Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.

- Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.

- Không để đồ vật ngoài tầm với của trẻ.

- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.

Theo Theo KH&ĐS
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top