Cứu bàn tay gập cho cô gái 33 tuổi bị dị tật khớp khuỷu bẩm sinh

(khoahocdoisong.vn) - Nhóm chuyên gia đầu tiên thực hiện thay khớp khuỷu tại Việt Nam đã tạo nên kỳ tích chữa bàn tay gập và thay khớp khuỷu thành công cho cô gái 26 năm bị cứng khớp khuỷu mà các chuyên gia hàng đầu về xương khớp tại Anh “bó tay”.
GS.TS.BS Trần Trung Dũng và đồng nghiệp thực hiện kỹ thuật 3D thay khớp khuỷu.

GS.TS.BS Trần Trung Dũng và đồng nghiệp thực hiện kỹ thuật 3D thay khớp khuỷu.

5 lần mổ và tay ngày càng hỏng

Trao đổi với phóng viên KH&ĐS, chị D.T. (33 tuổi, Hà Nội) cho biết, chị dị tật khớp khuỷu bẩm sinh. Khi được 5 - 6 tuổi, khớp khuỳnh lớn, chị đã phải phẫu thuật 4 lần, nhưng sau đó tay không chỉ bị dính khớp, khớp cứng hoàn toàn không co duỗi được mà các chức năng của cánh tay mất dần đi và teo lại. Năm 2007 chị phải mổ cắt u cổ tay và cổ tay từ đó bị biến dạng gập luôn 90 độ không nhấc lên được.

Năm 2011, chị sang Anh học và đã đến điều trị tại bệnh viện Wrightington - Bệnh viện hàng đầu tại Anh về phục hồi chức năng và chấn thương chỉnh hình. Các bác sĩ đã khuyên chị chấp nhận sống chung với nó không thể can thiệp được vì các cấu trúc xương, cơ và các dây thần kinh ở tay đã bị tổn thương nhiều và lâu. Bàn tay gập không thể nâng lên.

Hình ảnh tổn thương tại bàn tay của bệnh nhân.

Hình ảnh tổn thương tại bàn tay của bệnh nhân.

Tháng 8/2020, chị đọc bài báo thấy GS.TS Trần Trung Dũng đã thay được khớp khuỷu cho bệnh nhân bị u xương khổng lồ nên đã ra gặp giáo sư để tư vấn. Các bác sĩ đã test chức năng cơ cổ tay sau hơn 20 năm bất động có còn đủ sức để nâng bàn tay không thì thấy cơ còn hoạt động. 

GS.TS.BS Trần Trung Dũng, Trưởng Phân môn Chấn thương - Chỉnh hình, Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Hà Nội cho biết, ngoài khó khăn trong phẫu thuật vì các hệ thống cơ, thần kinh tổn thương nặng nề, xơ dính thì xương khớp của bệnh nhân cũng rất nhỏ (chỉ như trẻ 10 tuổi) lại bị thoái hóa dễ vỡ... Vì vậy, bệnh nhân không thể dùng được khớp nhân tạo có sẵn. 

Hình ảnh tổn thương trên khớp trước mổ.

Hình ảnh tổn thương trên khớp trước mổ.

Công nghệ 3D tạo nên kỳ tích

Theo GS.TS.BS Trần Trung Dũng, để “hồi sinh” khả năng vận động khuỷu tay cho bệnh nhân, cải thiện biên độ sấp – ngửa cổ tay trái, gấp – duỗi khuỷu tay, phương pháp phẫu thuật thay khớp khuỷu toàn phần là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, khớp khuỷu không giống như khớp gối, khớp háng là có thể tạo ra các kích cỡ khác nhau để thay thể phù hợp với cấu trúc giải phẫu ống tủy xương trụ và xương cánh tạo. Khớp khuỷu ở mỗi cá thể khác nhau nên việc tái tạo hoàn hảo cơ chế hoạt động của khớp khuỷu bình thường cũng như trục của các vận động, tái tạo đúng vị trí tâm xoay nguyên bản là rất khó khăn... Vì vậy, đây là vấn đề có thể coi là  bế tắc về giải pháp điều trị. Để điều trị các bác sĩ chỉ còn cách là làm cứng khớp khuỷu.

Khớp khuỷu sau thay.

Khớp khuỷu sau thay.

Nhóm phẫu thuật đã sử dụng công nghệ in 3D chụp xương khớp để thiết kế khớp và chuôi  giống hệt xương khớp của chị T bằng vật liệu titan. Sau gần 3 tháng thực hiện “đo, đóng”, ngày 15/1 ca phẫu thuật đã được tiến hành, sau hơn 3 tiếng ca mổ đã thành công.

Chị D.T. cho biết, sau 3 ngày mổ, chị đã tập phục hồi chức năng, sau 9 ngày chị ra viện và tiếp tục thực hiện tập phục hồi. Hiện bàn tay gập của chị đã thẳng được không bị gập nữa. Khuỷu đã bắt đầu co duỗi gập được 80 độ, các cơ đã bớt teo, khỏe hơn. Chị sẽ còn phải tiếp tục tập phục hồi cho cánh tay, bàn tay khỏe lên.

Tay bệnh nhân hồi phục và bắt đầu gấp duỗi được.

Tay bệnh nhân hồi phục và bắt  đầu gấp duỗi được.

GS.TS.BS Trần Trung Dũng cho biết, theo y văn, hiện thế giới mới thực hiện được 4.000 ca thay khớp khuỷu. Nhóm chuyên gia của GS.TS.BS Trần Trung Dũng là những người đầu tiên thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam và trong khu vực. Hiện nhóm đã thực hiện được 10 ca thay thành công.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top