Cuộc diễn tập của hạm đội Thái Bình Dương Nga là tín hiệu cảnh báo Nhật Bản về đối ngoại với Ukraina

Các nhà phân tích quân sự - địa chính trị nhận định, việc triển khai một hạm đội chiến hạm lớn của Nga vùng biển ngoài khơi Nhật Bản nhằm cảnh báo Tokyo không nên đứng về phía Mỹ trong vấn đề Ukraine.

Theo các nhà phân tích, việc triển khai một cụm binh lực Hải quân lớn cũng có ý nghĩa như một thông điệp rộng hơn tới các đối thủ của Moscow, quân đội Nga sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra.

Ngày 14/2, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận, một hải đội 24 chiến hạm Nga tiến hành các cuộc diễn tập trên Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk, ngoài khơi phía bắc Hokkaido từ ngày 1/ 2.

Những chiến hạm bao gồm tàu ​​ngầm, tàu khu trục và khinh hạm.

Một đơn vị chiến hạm Hải quân Nga diễn tập trên biển Okhotsk

"Động thái này diễn ra song song với các cuộc diễn tập gần đây của quân đôi Nga trên các vùng biên giới gần Ukraine" - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết trong cuộc họp báo, nhấn mạnh Moscow muốn chứng minh có khả năng thực hiện những hoạt động quân sự cả phía đông và tây, các cực lãnh thổ quốc gia cùng một lúc.

James Brown, PGS quan hệ quốc tế chuyên về vùng Viễn Đông Nga thuộc Đại học Temple tại Tokyo nói: “Động thái triển khai này là rất bất thường cả về quy mô và thời gian. Các điều kiện thời tiết ở Biển Okhotsk sẽ rất khó lường, do có nhiệt độ cực thấp, băng bao phủ đáng kể và băng trôi, tất cả đều kết hợp với nhau khiến các hàng hải rất nguy hiểm”.

Việc triển khai binh lực diễn tập đồng thời với sự gia tăng căng thẳng trên vùng biên giới Nga-Ukraine, động thái này không nhằm trực tiếp vào Nhật Bản mà là một phần của kế hoach triển khai sẵn sàng chiến đấu rộng rãi các lực lượng quân sự Nga ở bất cứ nơi nào đóng quân. Như một hoạt động đưa toàn bộ quân đội vào tình trạng chiến đấu đồng thời thể hiện sức mạnh quân sự với Mỹ và các đồng minh.

James Brown nói rõ: "Ưu tiên dường như là đưa càng nhiều chiến hạm ra khơi càng tốt để chứng minh Nga có sức mạnh và khả năng chiến đấu cao, do cùng với các khu trục hạm và khinh hạm là các tàu tiếp vận và tàu bệnh viện".

Theo Bộ Quốc phòng Nga, những cuộc diễn tập của Hạm đội Thái Bình Dương nhằm đảm bảo an toàn giao thông hàng hải và bảo vệ những hoạt động kinh tế ngoài khơi phía đông của Nga.

Những cuộc diễn tập bao gồm cả các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm. Nga cũng tuyên bố, khu trục hạm Marshal Shaposhnikov và máy bay chống ngầm Nga đã phát hiện một tàu ngầm năng lượng hạt nhân Mỹ đã xâm phạm lãnh hải gần với Quần đảo Kuril.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các chiến hạm Nga đã sử dụng tín hiệu thủy âm ngăn chặn tàu ngầm Mỹ và ra lệnh cho nổi lên. Nhưng tàu ngầm không thực hiện, các chiến hạm Nga đã sử dụng bom chìm và tùa ngầm Mỹ buộc phải rời khỏi khu vực.

Tùy viên quân sự Mỹ tại đại sứ quán ở Moscow đã bị triệu tập và được thông báo rằng, chiến hạm Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế và tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia Nga.
Lầu Năm Góc tuyên bố "không có sự thật" trong các cáo buộc của Nga, và khẳng định các tàu ngầm không thực hiện các hoạt động trong vùng biển của Nga.

Toshimitsu Shigemura, GS quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda, Tokyo, cho rằng hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương Nga nhằm cảnh báo Tokyo: “Đây rõ ràng là Moscow đưa tín hiệu rõ ràng với Nhật Bản, không nên tham gia cùng Mỹ và các nước châu Âu trong chính sách về Ukraine và Tokyo cũng nên chống lại áp lực áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Thông điệp rõ ràng là vấn đề Lãnh thổ phía Bắc phụ thuộc rất nhiều vào những gì Nhật Bản làm".

Nhật Bản đã tuyên bố chủ quyền đối với những gì được gọi là Lãnh thổ phía Bắc kể từ khi Hồng quân Liên Xô chiếm giữ trong giai đoạn kết thúc của Thế chiến thứ hai.
Nga gọi vùng lãnh thổ này là Nam Kurils và trước đây chỉ ra rằng Moscow sẵn sàng thảo luận về việc trả lại một số hòn đảo cho Nhật Bản kiểm soát hoặc phát triển kinh tế chung trong khu vực.

Tình hình đã thay đổi khi tổng thống Vladimir Putin thông qua luật mới quy định việc nhượng lãnh thổ cho quốc gia khác là bất hợp pháp, có nghĩa là dù Nhật Bản vẫn nuôi tham vọng giành lại quyền kiểm soát khu vực, kết quả đó rất khó xảy ra.

GS Shigemura nói “Cũng có sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa Tokyo và Moscow kể từ khi Fumio Kishida trở thành thủ tướng, Cựu thủ tướng Shinzo Abe từng có mối quan hệ công việc tương đối thân thiết với Putin, nhưng điều đó không còn dưới thời lãnh đạo mới. Kishida phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ trong chính sách đối ngoại và không có khả năng như người tiền nhiệm, làm việc với Putin về vấn đề quần đảo. Phương thức đối ngoại đó khiến Nga cảnh giác hơn với Nhật Bản.

Nghi ngờ đó được củng cố trong những ngày gần đây, khi Kishida gọi điện cho tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/2 bày tỏ sự ủng hộ đối với “sự toàn vẹn của chủ quyền và lãnh thổ” của Ukraine, kêu gọi một giải pháp ngoại giao. Tokyo cũng có kế hoạch cho Kyiv vay khẩn cấp 100 triệu USD.

GS Shigemura cho biết, Moscow theo dõi chặt chẽ cuộc họp của các Bộ trưởng ngoại giao ngày 11/2, khi các quan chức Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia bày tỏ quan ngại trước những thách thức gần đây đối với trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhắc lại cam kết của nhóm đối với "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng".

GS Brown cho rằng, theo quan điểm của Nhật Bản, lập trường đó chủ yếu nhắm vào sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, nỗi sợ hãi lớn nhất của Tokyo là Moscow và Bắc Kinh tiếp tục xích lại gần nhau trong chính trị và quân sự.

Nhật Bản theo dõi chặt chẽ hạm đội Nga, nhưng mối quan tâm lớn nhất của Tokyo xoay quanh khả năng hợp tác giữa Nga với Trung Quốc, năm 2021, hải đoàn chung Nga và Trung Quốc thực hiện các cuộc diễn tập quanh các đảo của Nhật Bản”.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top