Cùng con vượt tuổi "ẩm ương": Tuyệt đối không so sánh con với ai!

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều cha mẹ đau đầu khi con bước vào tuổi "ẩm ương" (tuổi teen) với các biểu hiện khó bảo, khó chiều... Vậy, có cách nào để ứng xử với con trong lứa tuổi này? Dưới đây là một số lời khuyên của TS Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội).

Tuyệt đối không so sánh con với ai

Từ khi cậu con trai bước vào tuổi 16, chị Nguyễn Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng cảm thấy dường như con "không phải của mình nữa". Vừa hôm qua còn ngoan ngoãn, dễ thương, mà hôm nay khó bảo, khó chiều. Nhiều lúc, chị có cảm giác "phát điên" vì con.

Chia sẻ với bạn bè, thì hóa ra, không ít người cũng cùng chung tâm sự với chị. 

Thật ra, rất nhiều việc con làm nhưng cha mẹ không hài lòng. Nhiều đứa trẻ đã ức chế về việc này. Đơn giản vì tuổi này của con là vậy. Nếu con sống trách nhiệm như cha mẹ thì đã không phải là tuổi teen. Vậy xử lý vấn đề này như thế nào?

Thứ nhất, cha mẹ hãy sống thực sự có trách nhiệm. Thực tế cho thấy, cha mẹ nào mà giảng đạo đức "ầm ầm" nhưng không thực hiện thì đừng bao giờ trách là sao con không nghe lời. Ở tuổi này, con đã lớn, đủ khả năng cảm nhận, phân tích, đánh giá sự việc. Vì thế, không hi vọng rằng con sẽ tha thứ dễ dàng cho cha mẹ trong việc nói mà không làm. 

Thứ hai, đừng đòi hỏi con phải có thành tích tốt. Thành tích còn phụ thuộc vào khả năng. Nếu con không có khả năng mà đòi hỏi thì con sẽ chỉ càng thêm cáu. Điều đó còn làm cho con thiếu tự tin vào bản thân mình. 

Thứ ba, đặc biệt tuyệt đối không so sánh con với ai. Các bạn tuổi này sẽ ức chế nhất là việc bị so sánh, vì thế, cha mẹ tránh tuyệt đối việc so sánh đó. Đừng lấy ai đó ra làm gương, không ít bạn đã vặc lại bố mẹ: Bố mẹ đi mà mang nó về nuôi, con chỉ thế thôi.

Dạy con về trách nhiệm

Cha mẹ cần cho con biết những hành động vô trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả gì. Tuy nhiên, hãy cho con biết những hành động vô trách nhiệm của người khác chứ đừng nói hành động của con. Từ đó, phân tích và giải thích cho con là mọi người khác nhau chỉ ở có trách nhiệm và vô trách nhiệm với công việc được giao.

Hãy chỉ cho con tiêu chuẩn trách nhiệm ngay trong chính những công việc trong gia đình, tại trường lớp. Nếu con có biểu hiện lắng nghe và thực hiện thì ngay lập tức phải có sự ghi nhận. Không ghi nhận thì con sẽ cảm thầy bực bội.

Ra bộ luật thưởng phạt chặt chẽ mọi thành viên trong gia đình về mức độ trách nhiệm với công việc. Hãy áp dụng với toàn bộ các thành viên một cách nghiêm túc để con dần dần hiểu ra vấn đề và thực hiện theo.

Cha mẹ gương mẫu thực hiện và vui lòng chịu phạt khi vi phạm. Thực tế chứng minh, nếu cha mẹ chấp nhận chịu phạt thì con sẽ vô cùng vui mừng và nghiêm túc tuân thủ luật hơn bất cứ ai. Đôi khi, các cha mẹ hãy (vô tình hoặc cố tình) phạm luật và chịu phạt rồi khám phá xem con thay đổi thế nào.

Đề cao tấm gương con trong một việc gì đó mà con đã hết lòng thực hiện theo đúng trách nhiệm. Khen ngợi có giá trị lớn, đặc biệt khi bạn khen ngợi sự tiến bộ và cố gắng của ai đó. Tránh khen những câu bản chất như: Thông minh, giỏi giang, xinh đẹp. Cố gắng hướng lời khen vào sự thay đổi của con, có thể rồi các cha mẹ sẽ bất ngờ với thành quả lớn mà mình được hưởng.

Nếu con không hoàn thành trách nhiệm thì kể cả cho con nghỉ học 1 ngày để trả giá cho hành động của mình, các cha mẹ cũng buộc phải làm. Chỉ khi các con thấy cha mẹ không quá hoảng sợ với việc con nghỉ học, con mới thấy rằng việc học đúng là quyền lợi và trách nhiệm của mình chứ không phải của cha mẹ. Vì thế, con sẽ quyết liệt bảo vệ quyền lợi đó hơn.

Nếu con đã cố hết sức mà kết quả không cao thì tuyệt đối không được trách móc, kêu ca. Thái độ đó sẽ nhanh chóng làm con hụt hẫng, chán nản và sẵn sàng bỏ bê công việc, thể hiện thái độ cùn. Điều này các cha mẹ phải lưu ý kiềm chế. Nếu không sẽ phá hỏng công sức bao lâu nay đấy.

Và cuối cùng là kiên nhẫn. Nếu 1 lần không ổn thì làm lần 2. Các cha mẹ đừng cáu, đừng bực bội. Những việc đó không giúp ích gi được cho con và cho cha mẹ.
Dạy con là công việc nan giải nhưng dạy con ở lứa tuổi teen còn kinh khủng hơn nhiều. Vì thế, dạy con ở lứa tuổi này cần đòi hỏi sự cố gắng hết cỡ. 

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top