Cực quang huyền bí ở Scotland

Xuất hiện đột ngột trên bầu trời Scotland, hiện tượng cực quang huyền bí, cực kỳ hiếm có với cái tên Steve đã thu hút được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học đầu ngành.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/cuc-quang1.jpg

Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Scotland vô cùng hào hứng khi được chứng kiến hiện tượng cực quang huyền bí và cực hiếm. Đây là hiện tượng cực quang được gọi là Steve.

Cái tên Steve là viết tắt cả Sudden Thermal Emission from Velocity Enhancement (Sự phát thải Nhiệt nóng Đột ngột từ Sự tăng tốc độ của dòng khí).

Cực quang Steve, hiện tượng khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều năm qua, đã đột ngột xuất hiện và trải dài suốt mấy trăm dặm trên bầu trời cực bắc với màu tím đặc trưng.

Cực quang Steve lần đầu tiên được quan sát thấy ở Alberta, Canada vào năm 2015. Kể từ khi xuất hiện, hiện tượng cực quang huyền bí này ngay lập tức thu hút sự chú ý.

Không giống như hầu hết những cực quang khác, cực quang Steve xuất hiện gần xích đạo hơn, có thể kéo dài hàng trăm hoặc hàng ngàn dặm.

Steve được miêu tả là các vệt tím xuất hiện theo chiều dọc trên bầu trời, cùng với những luồng ánh sáng màu xanh lục chuyển hướng về phía Tây. Đặc biệt, hiện tượng Steve chỉ được phát hiện khi xuất hiện kèm cực quang.

Theo nhà vật lý Elizabeth MacDonald, dải màu xuất hiện ở phía Nam của cực quang chính này có lẽ là một phiên bản hữu hình của một quá trình vô hình thông thường liên quan đến sự trôi dạt của các hạt điện tích hoặc ion.

Theo kết luận của MacDonald, các số đo từ các máy ảnh trên mặt đất và một vệ tinh bay ngang qua khi Steve sáng nhất cho thấy dải phát sáng liên kết với một dòng ion mạnh ở bầu khí quyển phía trên.

Nhưng các nhà nghiên cứu chưa thể nói được ánh sáng phát ra từ dòng chảy này như thế nào.

Kiều Dụ

(theo Dailymail, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top