Cúc lục lăng: Sẽ có ngày cả Việt Nam biết đến!

Tình cờ gặp Hoàng Sầm, người bác sĩ đã dành cả đời mình nghiên cứu cây Cúc lục lăng, ông không hề ngạc nhiên khi tôi cho biết từ bé đến giờ tôi mới được nghe đến tên cây này lần đầu tiên! “Không phải mình chị, mà hiện tại cũng có rất ít người biết đến Cúc lục lăng. Tôi quyết dành cả sự nghiệp của mình để đưa loài cúc này phục vụ sức khỏe người dân Việt, và tôi tin rồi đây, ai là người Việt Nam cũng sẽ đều biết đến!”

cúc lục lăng

Loài cây nhu mì mà mãnh liệt

Nói về Cúc lục lăng như nói về một người tri kỉ, bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, tự hào về đề tài khoa học này. “Nàng thơ của ông” đã từ lâu được y học nước ngoài biết đến như là một loài cây đặc hiệu khắc tinh của virus gây viêm họng và viêm amidan. Trong hàng loạt thuật ngữ khoa học mà bác sĩ Hoàng Sầm nói với tôi, tôi chỉ kịp lĩnh hội được rằng: Nếu được sử dụng ngay trong 6h – 12h đầu tiên kể từ khi virus họ Orthomyxoviridae gây viêm họng, viêm Amidan thì chất sesquiterpene của Cúc lục lăng sẽ ức chế lập tức sự phát triển của virus này, đồng thời giảm viêm nhanh nhờ ức chế hoạt động của Cytokine và Chemokine – các phân tử protein tín hiệu khởi động viêm.

“Lâu nay chúng ta toàn mang dao mổ bò đi giết gà. Hễ có một chút triệu chứng của viêm họng, viêm amidan chúng ta lập tức uống thuốc kháng sinh. Lâu dần rồi cái dao đó “mổ” lại chính chúng ta. Phải khẳng định, kháng sinh không diệt được virus. Kháng sinh chỉ có hiệu lực khi viêm do vi khuẩn bồi phụ, ít nhất 48h. Nếu ức chế được virus, ngăn chặn được tín hiệu “kêu gọi viêm” của Cytokine và Chemokine thì tình trạng viêm sẽ giảm nhanh chóng. Hiểu đơn giản là nếu sử dụng hoạt chất của Cúc lục lăng trong 6h – 12h đầu tiên khởi bệnh, tác nhân gây bệnh sẽ sớm bị ngăn chặn và đẩy lùi, các triệu chứng sưng đau, viêm đỏ, rát vướng ở cổ sẽ hết. Dùng Cúc lục lăng thường rút ngắn thời gian điều trị tới 60 – 70% – bác sĩ Hoàng Sầm lý giải.

Cúc lục lăng là một loại cây không rực rỡ, kể cả khi nở những bông hoa tươi tắn, cả cây vẫn giản dị, nhu mì, sống đơn giản ở những vùng núi cao. Như mọi loài họ Cúc khác, cây sống mãnh liệt, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt hay một điều kiện sinh thái đặc biệt.

“Bài thuốc tốt sẽ cứu được vạn người”

Gần 40 năm làm nghề, bác sĩ Hoàng Sầm dành không ít thời gian để biến một cây thuốc vô danh cấu trúc thành một bài thuốc hữu ích.

“Tôi được kế thừa gia truyền và đọc dịch tài liệu liên quan của các nhà khoa học Trung Quốc, xác định 39 hợp chất trong Cúc lục lăng có ý nghĩa lâm sàng đặc hiệu với điều trị viêm họng và viêm amidan. Tác dụng chống viêm của nó có giá trị cả ở tình trạng cấp tính và mạn tính. Bài thuốc có tác dụng trị bệnh với cả người lớn và trẻ nhỏ mà không có tác dụng phụ hoặc tác dụng không mong muốn” – ông nói.

Trong một viên An Hầu Đan, bác sĩ Hoàng Sầm cho biết có tới 4 thảo dược được điều phối, tận dụng tất cả các lợi thế của mỗi loại. Đó là Cúc lục lăng – vị chính – kháng virus đường hô hấp, kháng viêm; Sơn đậu căn kháng viêm giảm đau; Lược vàng điều hòa miễn dịch và Thăng ma kháng khuẩn, chống xuất tiết. “Đây là bài thuốc áp dụng cấu trúc Quân, Thần, Tá, Sứ của cổ nhân mà nay đã được bào chế thành viên nén, siro sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh đang tràn lan trong điều trị, tôi hy vọng mỗi người Việt Nam đều được hưởng lợi từ tác dụng tuyệt vời  của một cây thuốc hiện đang xếp ở dạng “vô danh”: Cúc lục lăng!” – Bác sỹ Hoàng Sầm đã nói như vậy.

An Nhiên (tin tài trợ)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top