Củ súng có giá trị y học cao

(khoahocdoisong.vn) - Củ súng (người dân hay gọi là khiếm thực) có tên khoa học là Nymphaeaceae, thuộc họ nhà súng nằm trong nhóm thực vật có hoa, có từ 4 - 6 chi. Cây hoa súng có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu. Rễ cây hoa súng dạng chùm mọc dưới nước, phát triển thành củ cho giá trị y học cao.

Cây súng người dân thường lấy củ, bông, ngó súng làm rau, làm gỏi hầm ăn như củ sen, ngó sen, chữa trị chứng suy nhược thần kinh, đau đầu mất ngủ, đau lưng, di mộng tinh, tiểu đêm. Bông súng còn được xem nhóm rau rau giúp ăn ngon ngủ tốt. Hạt súng có vị ngọt tính bình, tác dụng bổ tỳ, ích thận an thần. Chữa trị đau lưng mỏi gối mắt mờ, di tinh, tiểu đêm, phụ nữ khí hư bạch đới.

Để chữa đau mỏi thắt lưng, thận yếu lấy củ súng tươi 20g, hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), tỳ giải (tẩm rượu sao), ba kích đem sắc với 2 bát nước lớn đến khi cạn còn nửa, chia đều 3 bữa uống sau bữa ăn có tác dụng chữa đau mỏi thắt lưng, thận hư tỳ yếu. Mỗi đợt nên dùng 10 ngày. Chữa suy nhược cơ thể lấy củ súng 400g rửa sạch, nấu chín, bóc vỏ, củ mài 600g rửa sạch, nấu chín, bóc vỏ. Phơi 2 loại khô rồi tán nhỏ thành bột mịn để chữa bệnh. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm hoặc nấu thành cháo hoặc ăn lúc đói. Để chữa đàn ông tinh khí loãng, không thể có con lấy hồ đào 30 hột, khiếm thực (củ súng) 120g, liên tu 120g, long cốt 120g, mẫu lệ 160g, ngũ vị tử 120g, sa uyển tử,  bạch tật lê 120g, ngọc dương 6 cái làm hoàn ngày uống 16 - 20g với nước muối loãng. Tác dụng đại bổ thận khí, bồi bổ tinh dịch. Chữa ho, viêm họng rát cổ lấy 100g củ súng phơi khô nấu lấy nước 2 lần để thành cao cô lỏng trị bệnh ho kèm theo dấu hiệu rát cổ. Ngày uống 2 - 3 lần mỗi lần 10g, uống trong 5 ngày liên tiếp bệnh sẽ khỏi. Khi uống nên kết hợp với súc miệng bằng nước muối sáng - tối để bệnh mau khỏi. Đối với phụ nữ khi khí hư có màu vàng, có mùi hôi tanh lấy khiếm thực 40g, hoài sơn 40g, bạch quả 10 quả, hoàng bá 8g, xa tiền tử 6g sắc uống khoảng 4 thang, bệnh khỏi hoàn toàn.

Lương y Nguyễn Nghĩa (Vĩnh Phúc)

Theo Theo KH&ĐS
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top