Củ riềng trị đau bụng do lạnh

(khoahocdoisong.vn) - Nếu các chứng do hàn tà gây nên như đau lạnh ở vùng dạ dầy, nôn mửa, ăn ít, ăn uống không tiêu, đều có thể dùng riềng để chữa.

Củ riềng, y học cổ truyền gọi là Cao lương khương, Lương khương. Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance. Họ khoa học: Gừng (Zingiberaceae). Riềng thuộc loại cây thảo, cao khoảng 0,7 - 1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính khoảng 12 - 18cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vảy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. Lá không cuống, có bẹ hình mác, nhẵn, dài khoảng 22 - 40cm, rộng 24mm.

Theo y học cổ truyền, riềng vị cay, tính rất ấm (đại ôn), vào kinh tỳ và vị. Sách Đông dược học thiết yếu nhận xét về củ riềng: “Cao lương khương vị cay, tính rất ôn, nhưng ôn nhiều hơn cay, vì vậy, các chứng do hàn tà gây nên như đau lạnh ở vùng dạ dày, nôn mửa, ăn ít, ăn uống không tiêu, đều có thể chữa được”.

Thực tế cách chữa trị cho các ca bị đau bụng do uống nước đá, ăn đồ lạnh gây đau quặn bụng, mặt mũi xanh nhạt, toàn thân mồ hôi ra nhiều, mạch tay trầm khó bắt, tay chân lạnh như sau:

Dùng 2 củ riềng lớn, khoảng 40g, cạo bỏ vỏ, giã nát, hòa với nước âm ấm, được 1 chén ăn cơm, múc từng thìa canh cho uống dần. Uống khoảng 10 thìa, bụng sẽ dễ chịu. Nghỉ khoảng 10 phút lại cho uống tiếp hết hơn nửa chén, nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng sẽ hết.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top