Cứ ngỡ béo bụng, hóa ra mắc khối u lớn

(khoahocdoisong.vn) - Cách đây hơn 1 năm, bệnh nhân bắt đầu tăng cân, bụng to dần nhưng do cơ thể không có dấu hiệu bất thường nên vẫn chủ quan nghĩ bụng to do béo lên. Bệnh nhân còn uống một số loại thực phẩm chức năng và tự mua thuốc điều trị nhưng bụng ngày càng to nhanh hơn. Đến khi đau tức vùng ngực bụng, đi khám thì phát hiện khối u lớn.

Bệnh nhân Trương Văn Nh. (58 tuổi, Sóc Trăng cho biết, cách đây hơn 1 năm, anh bắt đầu tăng cân, bụng to dần nhưng do cơ thể không có dấu hiệu bất thường nên chủ quan nghĩ do béo lên. Khoảng 4 tháng qua, anh Nh. có uống một số loại thực phẩm chức năng không rõ loại.

Bụng ngày càng to nhanh hơn, cảm giác đau tức vùng ngực bụng, một tháng nay anh tự mua thuốc uống, tình trạng bụng vẫn không giảm. Đến khi bụng căng cứng và khó chịu nhiều hơn gây khó thở khi ngủ đêm, anh mới đi khám. 

Ê kíp phẫu thuật và đội ngũ gây mê hồi sức đã mổ khẩn cấp với đường mổ dài từ mũi ức tới dưới rốn để bóc tách khối u.

Ê kíp phẫu thuật và đội ngũ gây mê hồi sức đã mổ khẩn cấp với đường mổ dài từ mũi ức tới dưới rốn để bóc tách khối u.

BSCKII Trần Văn Hiệp, Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM cho biết, qua thăm khám, bác sĩ phát hiện phần bụng trên có khối u kích thước lớn, giới hạn không rõ, di động kém, ấn đau tức. Kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng chụp MSCT bụng có bơm thuốc cản quang cho thấy một khối u to, chiếm toàn bộ thể tích bụng trên.  

Đây là một ca phẫu thuật khó do khối u nằm ở vị trí phức tạp, kích thước lại rất lớn, dính vào nhiều cơ quan quan trọng. Sau khi thám sát ổ bụng, các phẫu thuật viên phát hiện một khối u rất lớn kích thước 30 x 22 x 15cm, nằm chiếm gần hết ổ bụng trên, tương đối di dộng, mật độ không đồng nhất, đè đẩy các tạng xung quanh, dính vào gan trái, tụy...

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích bóc theo vỏ u, giải phóng các tạng xung quanh như đại tràng ngang, lách, tụy, cắt một phần thùy gan trái dính vào u, cắt thân vị dạ dày. Sau gần 5 giờ phẫu thuật lấy trọn khối u khoảng 3,5kg.

Khối bướu mô đệm đường tiêu hóa đã được lấy ra khỏi bụng bệnh nhân nặng 3,5kg.

Khối bướu mô đệm đường tiêu hóa đã được lấy ra khỏi bụng bệnh nhân nặng 3,5kg. 

Bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt, sau 3 ngày có thể vận động, trung tiện, tiểu tiện bình thường. Hiện tại bệnh nhân có thể đi lại, ăn nhẹ với thức ăn lỏng. Sau mổ 3 tuần, khi tình trạng bệnh nhân ổn định, bệnh nhân được xem xét chỉ định điều trị bỗ trợ sau mổ và dần ổn định.

Bệnh nhân hiện đã ổn định và được điều trị hỗ trợ sau mổ.

Bệnh nhân hiện đã ổn định và được điều trị hỗ trợ sau mổ. 

Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh xác định đây là bướu mô đệm đường tiêu hóa (còn gọi là GIST).

U mô đệm đường tiêu hóa là loại u mô đệm thường gặp nhất. Theo thống kê của Mỹ, tỷ lệ mắc chuẩn hoá theo tuổi hằng năm của Mỹ là 7 trường hợp/1 triệu dân. GIST có thể gặp ở tất cả các vị trí của đường tiêu hoá nhưng nhiều nhất ở dạ dày 63,7%, ruột non 21,5%.

Qua đây, BSCKII Trần Văn Hiệp khuyến cáo, bệnh nhân khi phát hiện tình trạng bụng to bất thường nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm để được điều trị đúng chuyên khoa.

Tuyệt đối không tự mua thuốc uống, không điều trị theo dân gian sẽ làm chậm trễ quá trình điều trị cũng như mất đi thời gian vàng để điều trị triệt để bệnh, khiến các biến chứng càng nhiều và nguy hiểm đến tính mạng. 

Phẫu thuật là liệu pháp điều trị đầu tay đối với GIST và còn khả năng cắt bỏ, đảm bảo lấy được toàn bộ u, không cần nạo vét hạch nhưng tránh làm lây lan và phát tán tế bào u trong ổ bụng. Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị trúng đích mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn sống còn toàn bộ cho nhóm bệnh nhân này.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top