Cụ bà 100 tuổi suy hô hấp trên nền suy tim chiến thắng COVID-19

Cụ bà 100 tuổi vào viện trong tình trạng khó thở, sốt cao 39 độ, tụt huyết áp, SPO2 hạ thấp chỉ còn 75% trên nền suy tim, tuổi cao, thể trạng gày, già yếu...đã hồi phục sau 7 ngày điều trị tích cực.

Khi mắc COVID-19, cụ Trần Thị Viết, 100 tuổi (phường Dân Chủ, TP Hoà Bình) có triệu chứng chuyển nặng nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu trong tình trạng khó thở, sốt cao 39 độ, tụt huyết áp, SPO2 hạ thấp chỉ còn 75%.

Các bác sĩ chẩn đoán cụ bị suy hô hấp do COVID-19 trên bệnh lý nền suy tim, tuổi cao, thể trạng gầy, già yếu.

cu-ba-100-1.jpg
Cụ bà 100 tuổi suy hô hấp trên nền suy tim chiến thắng COVID-19

BS Bùi Văn Thụ, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực 2, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ phụ trách Khu điều trị bệnh nhân nặng cho biết, đây là một trong những ca bệnh nhiều nguy cơ với tuổi cao nhất điều trị tại Khu Điều trị bệnh nhân nặng của bệnh viện từ trước đến nay.

Sau 3 ngày nhập viện, được hồi sức tích cực, bệnh nhân chuyển ăn cháo, sữa bột dinh dưỡng, dùng kháng sinh chống viêm, chống đông và các chỉ số tốt lên từng ngày.

Sau một tuần điều trị, chiều 29/3 cụ Viết được ra viện với sức khoẻ tốt, tỉnh táo.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, người cao tuổi mắc COVID-19 cần theo dõi sát, khi có biểu hiện khó thở, sốt, mệt nhiều nên nhập viện sớm để được điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top