Covid-19: Từ nỗi sợ đến niềm tin

(khoahocdoisong.vn) - TPHCM và nhiều tỉnh đang giãn cách vì Covid-19. Nhiều người đã rất sợ, kể cả nhân viên y tế. Chúng ta biết về Covid-19 còn quá mù mờ và ít ỏi. Nhưng trong mọi trường hợp, nỗi sợ không giúp gì được cho chúng ta, ngoài việc làm ta thêm khủng hoảng.

Virus lan nhanh nhưng độc lực thấp!

Cho dù có sợ, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt cùng nó, không chạy đi đâu được, không lúc này thì lúc khác. Tất cả các nước ở châu Á hầu như đều đang trong tình trạng giống Việt Nam, bởi lẽ từ đầu, tất cả đã chọn giải pháp giống nhau, muốn làm sạch sẽ mọi thứ như chưa từng có virus corona hiện diện trên đời...

Cho dù có sợ, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt cùng dịch bệnh Covid-19, không chạy đi đâu được.

Cho dù có sợ, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt cùng dịch bệnh Covid-19, không chạy đi đâu được. 

Chúng ta có thể né trong một giai đoạn nào đó, nhưng đâu thể cứ bế quan toả cảng, dừng lại sự giao thương với các nước. Như vậy, dù có sợ hay không đã tới lúc buộc phải đối mặt cùng virus, không có lựa chọn khác.

Về lâu dài, cuộc sống xã hội, phát triển kinh tế vẫn cần phát triển.

Về lâu dài, cuộc sống xã hội, phát triển kinh tế vẫn cần phát triển. 

Thay vì ngồi đó sợ hãi, chúng ta hãy nghĩ cách để làm sao cho cuộc chạm trán ấy ít thương vong nhất. Và tất nhiên những gì Chính phủ kêu gọi trong thời gian vừa qua như khẩu trang, rửa tay, 5K... phải tuyệt đối tuân thủ để giảm thiểu lây lan và gánh nặng cho ngành y tế.

Sau những gì chúng ta đã làm những ngày qua cùng những con số dịch tễ, có thể nhận thấy virus lây lan nhanh, nhưng độc lực vẫn được xếp vào nhóm thấp. Rải rác vẫn có những ca tử vong, theo số liệu thống kê công khai là khoảng 110 ca, có thể có những ca còn chưa kịp báo cáo.

ThS.BS. Lê Quốc Tuấn, Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM.

ThS.BS. Lê Quốc Tuấn, Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM.

Tuy nhiên, con số này trong thời gian qua vẫn là quá thấp so với tai nạn giao thông hoặc các bệnh lý khác ngoài cộng đồng.

Bộ Y tế cho biết, khoảng 70% số ca mắc Covid-19 đều thuộc nhóm nhẹ không triệu chứng và các ca tái dương tính sau điều trị hầu như không có khả năng lây nhiễm.

Chúng ta thanh lọc virus tương đối triệt để, nhưng chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn, khi số ca còn ít. Việc đưa quá nhiều người vào bệnh viện dã chiến hoặc khu cách ly tập trung không cần thiết, dễ lây nhiễm chéo, đình trệ cuộc sống xã hội, tổn thương tâm lý về lâu dài cho người bị cách ly.

Hơn thế nữa, điều đó còn dẫn đến quá tải nhân lực y tế, trong khi các bệnh nguy hiểm khác trong cộng đồng vẫn cần được quan tâm chăm sóc... Đồng thời, còn dẫn đến tổn thương sâu sắc và nghiêm trọng nền kinh tế

Như vậy, chọn cách này cũng giống như kiểu cơ thể ta đang phản ứng quá mức với virus, cho dù có lọc sạch virus, cuối cùng cơ thể cũng tanh bành, thoi thóp và có thể tử vong nhanh chóng.

Nếu vượt qua được sợ hãi, chúng ta mới đủ bình tĩnh để đối mặt virus. Nếu ai không thể vượt qua sợ hãi, hãy yên tâm đóng cửa ở nhà trọn vẹn.

Nếu vượt qua được sợ hãi, chúng ta mới đủ bình tĩnh để đối mặt virus. Nếu ai không thể vượt qua sợ hãi, hãy yên tâm đóng cửa ở nhà trọn vẹn.

Việc cho phép những ca F1, F0 không triệu chứng được cách ly ở nhà sẽ giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho chính họ so với khi cách ly tập trung, giảm tổn thương tâm lý và đình trệ xã hội; giảm quá tải nhân lực y tế. Song song với đó là phục hồi dần nền kinh tế và các mặt khác của xã hội.

Như vậy, nếu vượt qua được sợ hãi, chúng ta mới đủ bình tĩnh để đối mặt virus. Nếu ai không thể vượt qua sợ hãi, hãy yên tâm đóng cửa ở nhà. Đây vẫn là một cách đóng góp đáng kể cho quá trình kiểm soát dịch Covid-19 tại TPHCM, miền Nam và cả nước.

Tự tin trong cuộc chiến cùng virus Covid-19

Cái chúng ta có khá nhiều cho cuộc chiến này. Thứ nhất, mỗi chúng ta luôn có sẵn một cơ thể khoẻ mạnh, giúp đạt được con số hơn 70% ca nhiễm là không triệu chứng, và chỉ một số rất ít tử vong. Cần lưu ý, hầu hết các ca tử vong không phải vì sự tấn công trực tiếp của virus, mà vì cách phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đưa đến tăng hoạt lympho CD8, thực bào và cơn bão cytokine. 

Thứ hai, về mặt xã hội, chúng ta có đầy đủ khẩu trang, sát khuẩn, bảo hộ... Chỉ là dân ta còn nhiều người ý thức không tốt, nhất là môi trường sinh hoạt của công nhân và chợ búa. Mong rằng bài học lần này sẽ nâng cao ý thức toàn dân. 

Về mặt chăm sóc y tế, chúng ta không thiếu những nhân lực tinh nhuệ và y đức. Các nhân viên y tế chưa bao giờ ngại xông pha.

Về mặt chăm sóc y tế, chúng ta không thiếu những nhân lực tinh nhuệ và y đức. Các nhân viên y tế chưa bao giờ ngại xông pha. 

Thứ ba, về mặt chăm sóc y tế, chúng ta không thiếu những nhân lực tinh nhuệ và không ngại xông pha. Ở các bệnh viện dã chiến, họ phải đối mặt với nhiều thành phần cách ly hết sức phức tạp. Ở các tuyến cuối cùng, họ phải đối mặt với sự sinh tử của các bệnh nhân trở nặng. Họ vẫn hàng ngày hàng giờ chiến đấu vì sự sống của người bệnh.

Thứ tư, về mặt liệu pháp điều trị, chúng ta đã có nhiều trung tâm điều trị ca nặng là khoa hồi sức tích cực tại các bệnh viện lớn. Những ca nặng đưa về chủ yếu là do sự phản ứng quá mạnh của cơ thể, gây tổn thương đa tạng do bão cytokine nghiêm trọng, cần thở máy và lọc máu liên tục (CRRT) để thải loại cytokine. Những thiết bị này, chúng ta đều có sẵn.

Vấn đề quan ngại, nếu số ca tăng nhanh, kéo theo ca nặng bùng phát nhiều hơn sẽ dẫn đến quá tải cho khoa hồi sức các tuyến cuối. Do vậy, 5K và giãn cách triệt để một số khu nguy cơ cao lúc này sẽ là phương án tốt nhất để giảm thiểu quá tải tuyến cuối.

Niềm tin và ý thức của mỗi cá nhân sẽ giúp tất cả chúng ta giành lấy chiến thắng trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19!

Niềm tin và ý thức của mỗi cá nhân sẽ giúp tất cả chúng ta giành lấy chiến thắng trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19!

Thứ 5, chúng ta có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời theo tình hình, sự chung tay đóng góp về lương thực và vật lực từ các tỉnh. Tất nhiên cũng sẽ có những thiếu sót trong cách làm, nhưng đây không phải là giờ phút để soi mói và phê phán nhau, hãy trân quý nhau bằng tất cả tấm lòng.

Chúng ta có mọi thứ để vượt qua đại dịch, chỉ là chúng ta có đủ bình tĩnh và tấm lòng rộng mở để sẵn sàng cho cuộc chiến hay chưa. Hãy học hỏi ý thức và tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau. Cuộc chiến nào rồi cũng sẽ qua, đau thương nào rồi cũng sẽ mất, nhưng đừng để những vết thương tinh thần cứ mãi hằn lên máu thịt. Niềm tin và ý thức của mỗi cá nhân sẽ giúp tất cả chúng ta giành lấy chiến thắng trong cuộc chiến hôm nay!

ThS.BS Lê Quốc Tuấn (Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top