Công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt

(khoahocdoisong.vn) - Tình tạng biến đổi khí hậu và việc tích trưc nước của các công trình thủy điện trên dòng sông Mê Kông đã dẫn đến sự xâm nhập mặn sâu và làm thiếu nước sinh hoạt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hỏi: Nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho gia đình, xin hỏi có các công nghệ nào để xử lý nước mặn thành nước ngọt?

Thu Minh (thị trấn Thới Lai)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Viện Kỹ thuật Nhiệt đới: Hiện nay, trên thế giới đã phát triển nhiều công nghệ  khử  mặn  như  công  nghệ màng  thẩm  thấu ngược RO (Reverse Osmosis), công nghệ khử lọc muối đa hiệu ứng (Multi-Effect Distillation - MED), công nghệ xả đa tầng (Multi-Stage Flash - MSF) và công nghệ điện ly (Electrodialysis - ED)... Trong đó, công nghệ RO đang được sử dụng rộng rãi nhất vì có thể lọc được nước có độ mặn cao.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn tồn tại một số nhược điểm như năng lượng tiêu thụ điện lớn, lượng nước thải sau quá trình lọc lớn, công suất lọc nước không cao, màng RO có thể bị phân rã, chi phí cao.

Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) đã nghiên cứu chế tạo hệ thiết bị xử lý nước lợ theo công nghệ điện dung khử ion - CDI, công suất 5 - 7m3/ngày.

Theo Đời sống
back to top