Công nghệ thông tin giúp đẩy lùi dịch bệnh Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Cùng với 5K + văcxin, ứng dụng công nghệ thông tin được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Tổ công nghệ của từng địa phương phát huy hiệu quả

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, bên cạh thực hiện quy tắc 5 K + văcxin, việc ứng dụng công nghệ thông tin được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi dịch bệnh.

Triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc và giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện để liên tục hoàn thiện là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ TT&TT chỉ đạo, theo Nghị quyết số 78/NQ-CP về phiên họp chuyên đề phòng chống dịch Covid-19.

Các chuyên gia đầu ngành làm việc tại Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia.

Các chuyên gia đầu ngành làm việc tại Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế đã ra mắt Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia. Trung tâm công nghệ đã phát triển và cung cấp các nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch, bao gồm: Khai báo y tế, kiểm soát vào ra các địa điểm công cộng, truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát cách ly, đo lường mức độ giãn cách xã hội và các nghiệp vụ khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch.

Các địa phương đã thành lập các Tổ công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 địa phương và đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác phòng dịch.

Ông Nam phân tích, chẳng hạn, khi truy vết một ca F0 trong cộng đồng nếu thực hiện theo cách truyền thống là hỏi người bị F0 trong 14 ngày đó đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai... sẽ mất rất nhiều thời gian, đôi khi dữ liệu không chính xác gây chậm trễ và khó khăn trong truy vết. Với biến chủng Delta hiện nay nếu chúng ta chậm chạp trong truy vết, khoang vùng nhận diện ra mạng lưới nguy cơ thì chúng ta luôn luôn chạy theo dịch.

Nhưng ứng dụng tốt công nghệ thông tin thì chúng ta có thể thông qua các dữ liệu có được từ việc thông qua khai báo của người dân, người dân quét mã QR ở các địa đểm đi đến, rồi việc hệ thống quản lý phát hiện tiếp xúc gần và các dữ liệu quản lý khác trên phần mềm... nên khi có một ca F0 chúng ta đã có được ngay dữ liệu của ca F0 đó. Dữ liệu không chỉ biết trong vòng 14 ngày vừa qua, F0 ở đâu làm gì mà còn có ngay hệ thống mạng lưới để thông báo cho F1, F2 và các khu vực nguy cơ để chủ động phòng chống dập dịch.

Quét mã QR.

Quét mã QR.

Tương tự trong công tác lấy mẫu xét nghiệm nếu làm truyền thống sẽ rất mất thời gian trong lấy mẫu diện rộng cũng như trả kết quả cho người dân. Khi ứng dụng thông tin việc đó rất nhanh chóng và đơn giản, thậm chí người dân có thể chủ động khai báo thông tin trên ứng dụng App Mobie và khi đến các điểm xét nghiệm cũng như nhận kết quả một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn hiệu quả và nhanh chóng. Người dân có thể dễ dàng đăng ký tiêm văcxin Covid-19 bằng hình thức trực tuyến mà không phải đến cơ sở tiêm chủng, các thông tin khai báo được tiếp nhận nhanh nhất, tránh thất lạc, trùng lặp. Chúng ta có thể theo dõi thực bao nhiêu người đăng ký tiêm chủng; từng liều văcxin được chuyển đến các điểm tiêm; tiêm cho bao nhiêu người, còn lại bao nhiêu người chưa tiêm, bao nhiêu liều văcxin còn lại...

Ngoài ra, còn một số bộ giải pháp khác như hệ thống quản lý điều hành, phân tích, thống kê, báo cáo phân tích dịch và nguy cơ để giúp cho địa phương có thông tin dữ liệu kịp thời, chủ động trong công tác phòng chống dịch, cũng như đôn đốc, thúc đẩy các địa phương đánh giá các mức độ an toàn Covid-19 tại cơ sở của mình. Từ đó, thiết lập ra các “vùng xanh”, “vùng cam”, “vùng đỏ” trên bản đồ để nhận diện được nguy cơ, phục vụ cho công tác điều hành và để người dân có thể theo dõi, chủ động phòng chống dịch.

Kết nối điều trị tới 100% tuyến huyện

Cùng với hệ thống quản lý, truy vết dịch bệnh, hệ thống điều trị cũng được kết nối. Ngày 6/8/2021, nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện đã được phát triển xong. Việc kết nối này không chỉ xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, xử lý các ca bệnh khó mà đặc biệt, việc điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không nhất thiết phải chuyển lên tuyến trên.

Hội chẩn điều trị các ca Covid-19 nặng.

Hội chẩn điều trị các ca Covid-19 nặng.

Theo các y, bác sĩ tại các điểm cầu, đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt tiếp xúc giữa bệnh nhân với bác sĩ. Cùng với đó, giúp các y, bác sĩ tại các vùng sâu, vùng xa yên tâm, tự tin hơn trong điều trị bệnh nhân nặng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc đưa nền tảng Telehealth vào hoạt động hết sức có ý nghĩa với công tác điều trị, giúp tuyến dưới có thêm kiến thức, đội ngũ y bác sĩ cùng người bệnh tự tin hơn trong điều trị và quan trọng nhất là kịp thời tận dụng “giờ vàng” cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó, giảm tối đa các ca tử vong. Về lâu dài, đây là hệ thống hạ tầng quan trọng phục vụ khám chữa bệnh từ xa, từ sớm, từ cơ sở với mọi loại bệnh tật khác, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top