Công nghệ tên lửa siêu âm của Trung Quốc khiến Lầu Năm Góc choáng váng

Financial Times và The Wall Street Journal cho biết, tháng 7/2021. thử nghiệm vũ khí siêu thanh bay vòng quanh địa cầu của Trung Quốc còn bao gồm cả phóng một tên lửa riêng biệt từ phương tiện bay tốc độ siêu âm.

Hai tờ báo cho biết, vụ thử nghiệm cho thấy sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí chiến lược, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tiên tiến hơn bất kỳ quốc gia nào, và khiến các quan chức Lầu Năm Góc kinh ngạc.

Cả Mỹ và Nga đều không thực hiện được khả năng tương tự, công nghệ này đòi hỏi phải phóng tên lửa từ phương tiện mang đang bay với tốc độ gấp 5 lần âm thanh.

Tờ Financial Times, lần đầu tiên đưa tin về vụ thử nghiệm cuối tuần qua, cho biết các chuyên gia quân sự Mỹ đang cố gắng tìm hiểu, Trung Quốc làm chủ công nghệ này thế nào?

Công nghệ này cho phép Bắc Kinh vượt lên trước các đối thủ trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh. Nhật báo Phố Wall đã xác nhận báo cáo vào.

Cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Trung Quốc “thu hút tất cả sự chú ý của chúng tôi”, Tướng Mỹ Mark Milley nói.

Vụ thử nghiệm tên lửa siêu âm ngày 27/7 của Trung Quốc đã khiến các quan chức phương Tây choáng váng với công nghệ, một phương tiện mang tên lửa tầm xa, mang đầu đạn siêu thanh thử nghiệm bay vòng quanh thế giới, và sau đó phóng về hướng mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tên lửa siêu thanh này, không giống như tên lửa đạn đạo có điều khiển, bay chệch mục tiêu hơn 20 dặm (32km).

Tướng John Hyten, tướng thứ hai của Lầu Năm Góc cho biết là độ lệch này "đủ gần" cho một thử nghiệm ban đầu. Chủ tịch tập đoàn Raytheon cho biết, Mỹ tụt hậu nhiều năm so với Trung Quốc về vũ khí siêu thanh

Nhưng một điều ngạc nhiên hơn là phương tiện mang siêu thanh, khi bay từ phía nam về hướng Trung Quốc, lại phóng ra một tên lửa độc lập. Tên lửa này rơi xuống Biển Đông vô hại.

Thử nghiệm này, tiếp tục gây choáng váng cho các quan chức Lầu Năm Góc. Vì vụ phóng tên lửa độc lập được thực hiên khi đang bay với tốc độ siêu âm, trên 3.835mph (6.175km / h).

Tờ Financial Times cho biết, các chuyên gia công nghệ của Lầu Năm Góc không biết bằng cách nào Trung Quốc có thể thực hiện được phương pháp phóng đạn này.

Vai trò tiềm năng của tên lửa phóng ra không rõ ràng. Tên lửa có thể được sử dụng để tấn công một mục tiêu khác cụ thể hoặc nghi binh gây mất phương hướng hệ thống phòng thủ của đối phương trước một cuộc tấn công siêu thanh.

Dù mục tiêu sử dụng là gì, việc phóng ra một tên lửa độc lập cho thấy, Trung Quốc đã đặt ra một thách thức chiến lược đối với quân đội Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc hiện đang tăng tốc sản xuất đầu đạn hạt nhân có thể lắp đặt cho đầu đạn tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, và tên lửa đạn đạo mặt đất thông thường.

Tướng Hyten, trong cuộc nói chuyện với CBS News tuần trước, cho biết cuộc thử nghiệm siêu âm vào tháng 7 và lần thứ hai ba tuần sau, "sẽ tạo ra một áp lực mang tính cấp bách" đối với Mỹ.

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top