Công nghệ Brainpath cho phép tiếp cận não bằng phẫu thuật nội soi và tránh việc mở hộp sọ để loại bỏ máu cục đông

Ông Anindya Mitra, 68 tuổi, một kỹ sư Ấn Độ đến Singapore thăm con gái vào tháng 7 vừa qua và bị đột quỵ não dẫn đến không thể nói được, dù ông vẫn đang trong tình trạng tỉnh táo. Khi cấp cứu, bác sĩ phát hiện não ông bị chèn ép bởi cục máu lớn và cần phẫu thuật ngay để loại bỏ ra nhằm tránh các nguy cơ lớn hơn.  

Con gái ông cho biết, ông hoàn toàn không thể nói bất kỳ một từ nào trong khi bình thường có thể nói trôi chảy 5 thứ tiếng.

“Chúng tôi không biết liệu bố có thể nói được nữa hay không”, con gái ông, cô Bedashruti Mitra Basu, 38 tuổi, chia sẻ.

Nhưng cũng từ sau ngày hôm đó, từng ngôn ngữ đã quay trở lại với ông. Mita đã có thể về lại Ấn Độ, cũng như bắt đầu chơi đàn piano. Dưới sự giúp đỡ của chuyên gia vật lý trị liệu, ông đã có thể đi lại bình thường.

“Khả năng hồi phục của bố tôi thật tuyệt vời. Hiện ông có sở thích mới là làm kem và sữa chua tại nhà. Ông ấy tìm kiếm những công thức và nghiên cứu phương pháp chuẩn cho mẹ tôi làm theo”, cô Basu chia sẻ. 

Nhờ công nghệ phẫu thuật mới Brainpath được áp dụng tại Sinapore năm ngoái, ông Mita là một trong số ít những người may mắn được cứu sống và có thể hồi phục tốt. 

Tại Singapore, đột quỵ do xuất huyết não chiếm khoảng 1% trong tổng số các ca đột quỵ. Khoảng một trong năm bệnh nhân không sống được quá một tuần và những người còn lại thường bị tàn tật. 

Chuyên gia phẫu thuật thần kinh Nicolas Kon, Giám đốc nghiên cứu phẫu thuật thần kinh tại Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia (NNI) đã từng phải thốt lên: “Kết quả tốt rất hiếm”. 

“Bệnh nhân bị đột quỵ não cần phẫu thuật ngay để cầm máu, loại bỏ máu cục và  giảm áp lực nội sọ. Bản thân việc phẫu thuật cũng mang lại nguy cơ gây tổn thương thêm cho não và những biến chứng do phù nề. Nhưng nay nhờ có công nghệ mới Brainpath, đã thay đổi tất cả các ca bệnh đột quỵ não”, bác sĩ Nicolas Kon nói.   

Công nghệ phẫu thuật Brainpath xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ. Năm 2016, khi tin tức về phương pháp y khoa Brainpath lan ra, Brainpath vẫn chưa xuất hiện bên ngoài nước Mỹ.

Công nghệ này cho phép bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi, thay vì mở hộp sọ để tiếp cận vào não. Đồng thời, đưa dụng cụ di chuyển qua các nếp gấp tự nhiên của não thay vì cắt qua đó để lấy cục máu đông. Công nghệ Brainpath thay thế hoàn toàn việc phải hy sinh một phần não để lấy được cục máu đông.

“Bộ não cũng như mạng lưới tàu điện ngầm, nếu bạn không cắt vào các sợi, bạn sẽ không làm hư hại các đường ray” bác sĩ Kon giải thích. 

Chuyên gia phẫu thuật thần kinh Nicolas Kon.

Chuyên gia phẫu thuật thần kinh Nicolas Kon. 

Đến nay, Trung tâm NNI do bác sĩ Kon điều hành đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân nhờ thủ thuật mới này trong năm ngoái.

Với phương pháp Brainpath, bệnh nhân sẽ giảm được một nửa thời gian nằm viện, và hơn một phần ba thời gian phục hồi, theo bác sĩ Kon.

“Là một bác sĩ, chúng tôi có thể nhận thấy rõ ràng sự khác biệt của công nghệ mang lại. Tôi rất vui khi thấy bệnh nhân cải thiện nhanh chóng và chúng tôi có những công cụ để cho ra những kết quả này”, ông nói.

PGS.BS Nicolas Kon, chuyên gia NGOẠI THẦN KINH từ Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các tình trạng bệnh như PARKINSON, ĐỘT QUỴ, U NÃO, UNG THƯ NÃO, DỊ MẠNG MẠCH MÁU NÃO, TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO vào ngày thứ 6, ngày 24/7/2020. 

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các Bệnh viện Parkway Singapore: 

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội. 

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637. 

Email: info@parkway.com.vn

Quảng cáoảng cáo

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top