Công bố kết quả của Hội đồng chuyên môn: Các bác sĩ Bệnh viện FV đã làm đúng?

Dựa trên kết quả của cuộc họp Hội đồng Chuyên môn, Bệnh viện FV đã đưa ra câu trả lời chính thức cho việc sản phụ có thai chết lưu được chẩn đoán ứ dịch trong lòng tử cung
Từ trái sang BS Jean-Marcel Guillon - Tổng giám đốc Bệnh viện FV , Bà Nguyễn Thị Lệ Thu GĐ Tiếp thị và phát triển kinh doanh, BS Võ Triệu Đạt Khoa sản phụ khoa.

Từ trái sang BS Jean-Marcel Guillon – Tổng giám đốc Bệnh viện FV , Bà Nguyễn Thị Lệ Thu GĐ Tiếp thị và phát triển kinh doanh, BS Võ Triệu Đạt Khoa sản phụ khoa.

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao với đoạn chia sẻ của một facebook cá nhân tên là Châu Nguyễn tố các bác sĩ bệnh viện FV (Quận 7, TPHCM) về việc cho chị uống thuốc tháo lưu máu làm hư thai.

Ngày 26/6, trước khi tiến hành gặp gỡ đối thoại trả lời báo chí, bệnh viện FV đã tổ chức Hội đồng Chuyên môn với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về Sản & Phụ khoa ở TPHCM là thành viên Ban Giám đốc và khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Từ Dũ. Sau khi xem kỹ hồ sơ bệnh án thì hội đồng kết luận Bệnh viện FV đã không vi phạm quy trình khám chữa bệnh và BS cho y lệnh đối với bệnh nhân là đúng.

Toàn cảnh buổi trao đổi thông tin với các phóng viên báo đài cùng đại diện Bệnh viện FV.

Toàn cảnh buổi trao đổi thông tin với các phóng viên báo đài cùng đại diện Bệnh viện FV.

Trước đó, ngày 22/6, FV cũng đã công bố kết quả điều tra tại bệnh viện, do chính Tổng Giám đốc FV –  BS Jean-Marcel Guillon chủ trì, kết quả cũng cho thấy: “Tại bệnh viện FV, việc thăm khám và chữa trị bệnh nhân được thực hiện theo quy trình của bệnh viện và dựa trên các chứng thực của y khoa. Các bác sĩ FV đã làm những gì tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân trong trường hợp này”.

Rất nhiều phóng viên tham dự buổi trao đồi thông tin với đại diện BV FV.

Rất nhiều phóng viên tham dự buổi trao đồi thông tin với đại diện BV FV.

Kết luận của Hội đồng chuyên môn có 4 vấn đề chính mà cộng đồng đang rất quan tâm:

  1. Với các dữ liệu lâm sàng,Quickstick âm tính và hình ảnh siêu âm của ngày 19/6 thì chẩn đoán ban đầu là ứ dịch hoặc máu lòng tử cung (do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp) hoặc là thai đã ngừng tiến triển  trong tử cung và bám một phần vào sẹo mổ lấy thai là phù hợp.
  2. Với chẩn đoán ban đầu như vậy thì xử trí của Misoprostol là phù hợp.
  3. Tại thời điểm 0 giờ 30 phút ngày 20/6/2018 với bệnh sử lâm sàng và kết quả Quickstick dương tính thì xử trí cấp cứu hút cầm máu và đặt bóng chèn là phù hợp.
  4. Tại thời điểm hiện tại (26/6/2018) với các dữ kiện về lâm sàng, siêu âm, beta hCG giải phẫu bệnh mô lấy được từ lòng tử cung thì chẩn đoán thai đã ngừng tiến triển có bám một phần vào sẹo mổ lấy thai là phù hợp.

Bên cạnh đó, hội đồng chuyên môn cũng muốn nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc tiến hành theo dõi lại cho bệnh nhân một cách cẩn trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Cùng ngày, bệnh viện FV đã gửi thư lưu ý bà Châu nên quay trở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi và điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Quảng Thảo

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top