Con người có thể tái sinh như kỳ nhông?

Trong một nghiên cứu năm 2013, TS James Godwin, Phòng Thí nghiệm sinh học MDI, đã phát hiện ra rằng một loại tế bào bạch cầu được gọi là đại thực bào cần thiết cho sự tái sinh chi ở axolotl, một loài kỳ nhông Mexico - nhà vô địch về khả năng tái sinh của tự nhiên.

.

ky-nong.jpg
Axolotl - loài kỳ nhông Mexico.

Trong một nghiên cứu mới đây, TS Godwin đã xác định được nguồn gốc của các đại thực bào tái sinh trong axolotl là gan chứ không phải tủy xương - nguồn gốc của hầu hết các đại thực bào ở người - phát hiện này đã mở đường cho các liệu pháp y học tái tạo ở người.
Mặc dù triển vọng mọc lại chi của con người có thể không thực tế trong thời gian ngắn do sự phức tạp của chi. Tuy nhiên, trước mắt các liệu pháp y học tái tạo có thể được áp dụng để điều trị nhiều bệnh như tim, phổi và thận, cũng như trong điều trị ở bệnh nhân bị bỏng.
Nếu axolotls có thể tái sinh bằng cách có một loại tế bào duy nhất làm người giám hộ của chúng, thì có lẽ chúng ta có thể chữa lành vết sẹo ở người bằng cách đưa vào cơ thể một loại tế bào giám hộ tương đương để tái tạo.
Nếu có thể thiết kế các đại thực bào của con người để thúc đẩy quá trình chữa lành vết sẹo, chúng ta có thể đạt được một sự cải thiện đáng kể.

dai-thuc-bao.jpg
Hình ảnh đại thực bào.

TS Godwin lưu ý, nguồn chính của đại thực bào tại vị trí vết thương ở chuột đang phát triển là gan, giống như nghiên cứu gần đây trên axolotl. Chuột mất khả năng tái sinh khi nguồn đại thực bào chuyển đến tủy xương ngay sau khi sinh, giống như ở người.

Theo Sciencedaily
back to top