Còn ít nhất 1-2 làn sóng Covid nữa

6 tháng tới Việt Nam có thể còn ít nhất 1-2 làn sóng Covid nữa, sau đó trở thành bệnh lưu hành, đây là nhận định của một số chuyên gia về dịch.

"Một đợt dịch xuất hiện làn sóng mới khi xuất hiện số ca mắc tăng đột biến so với trước", PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP HCM cho biết tại hội nghị y khoa ở TPHCM, ngày 10/3.

Như vậy, với số ca nhiễm đang tăng cao như hiện nay do biến chủng Omicron gây ra, Việt Nam đang trong làn sóng dịch mới. Theo quy luật gây bệnh của virus và thực tế ở một số nước mà Omicron từng quét qua, dự kiến 2-3 tuần nữa số ca nhiễm mới sẽ giảm.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng dẫu số ca thực tế ra sao thì Việt Nam có thể trải qua thêm một làn sóng dịch trong thời gian tới. Do đa số người mắc đã có miễn dịch nên làn sóng này sẽ tương đối nhẹ nhàng hơn, sau đó số ca nhiễm có thể vẫn tăng nhưng số nặng tương đối ổn định, không còn đáng lo ngại.

"Tôi nghĩ chúng ta sẽ trải qua hai làn sóng dịch với biến chủng Omicron. Nếu tình hình ổn định, trong khoảng 5-6 tháng tới, Việt Nam có thể nới lỏng dần, xem Covid-19 là bệnh thông thường", ông Dũng cho biết.

BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành truyền nhiễm, ủng hộ sớm xem Covid-19 là bệnh lưu hành. Theo đó, Việt Nam đang trong làn sóng dịch mới nhưng đa số người nhiễm có triệu chứng nhẹ, tỷ lệ chuyển nặng thấp. Chủng Omicron chiếm ưu thế và "đẩy lùi" được chủng Delta như một số nước trên thế giới thì dịch bệnh sẽ không còn là gánh nặng.

Việc chần chừ xem Covid-19 là bệnh thông thường sẽ gây nhiều thiệt hại về kinh tế, như tốn chi phí xét nghiệm, truy vết... Khi đã xem Covid là bệnh lưu hành, người có triệu chứng sẽ tự điều trị, không cần xét nghiệm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa nên xem Covid là bệnh thông thường vào thời điểm này, mà cần đặt ra câu hỏi "xem Covid-19 là bệnh lưu hành thì có lợi ích gì trước mắt, có gì thay đổi, có tích cực gì về kinh tế?". Nếu mục đích rõ ràng thì tuyên bố Covid-19 là bệnh lưu hành, còn không thì chờ đến khi thật sự là bệnh lưu hành hãy tuyên bố.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế, dự đoán nếu không xuất hiện chủng mới, hoặc có văcxin hiệu quả phòng lây nhiễm cao hơn, có thuốc điều trị đặc hiệu, thì đến cuối năm 2022, Covid-19 có thể trở thành bệnh lưu hành.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top