Con da xanh, niêm mạc nhợt nhạt vì thiếu sắt

Thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Trẻ luôn mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, sợ ăn, không phát triển cân nặng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ da xanh, như hấp thu kém, dạ dày giảm độ toan, trẻ bị tiêu chảy kéo dài, dị dạng dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mất nhiều máu vì chảy máu, giun móc, loét dạ dày, tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam…
thiếu sắt

Ảnh minh họa.

Hỏi: Con tôi hai tuổi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, ăn kém, mấy tháng nay không phát triển cân nặng (nhưng không bị ốm) khiến tôi rất lo không biết cháu bị bệnh gì? Mong KH&ĐS cho biết nguyên nhân và cách chữa?

Nguyễn Thị Hường (Hà Giang)

BS Hoàng Anh, Bệnh viện E: Để chẩn đoán chính xác cháu bị bệnh gì, chị cần phải đưa cháu tới bệnh viện để thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên có thể nghĩ tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi do hằng ngày thức ăn không đủ chất sắt, trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ, ăn sam không đủ thành phần, trẻ đẻ non, thiếu cân, song sinh, mắc các bệnh mạn tính…

Nguyên nhân do trẻ hấp thu kém, dạ dày giảm độ toan, trẻ ỉa cháy kéo dài, dị dạng dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột; Do mất nhiều máu vì chảy máu, giun móc, loét dạ dày, tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam…

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Trẻ luôn mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, sợ ăn, không phát triển cân nặng.

Xét nghiệm máu huyết cầu tố giảm nhiều so với bình thường, hồng cầu nhỏ nhược sắc, nồng độ huyết cầu tố, hồng cầu dưới 30g/dl …

Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho cháu đi khám, xét nghiệm từ đó có hướng điều trị cụ thể.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top