Coin đa cấp DRK: “Mập mờ” nguồn gốc, hàng ngàn tỷ của nhà đầu tư về đâu?

Sau khi bài viết “Coin đa cấp DRK của Kao Vân: Nhà đầu tư có thể bị lừa mất trắng 3.000 tỷ đồng” được đăng tải, Khoa học & Đời sống đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Đặc biệt, những điều còn rất “mập mờ” tại dự án này, khiến không ít người đặt câu hỏi về tính minh bạch của nó. Liệu có hay không dấu hiệu lừa đảo tại một dự án với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng này?

Tập đoàn Thụy Sĩ đến từ Việt Nam?

Theo Whitepaper (Sách trắng) của dự án, Draken (DRK coin) là một đồng coin nội bộ được phát hành trên nền tảng blockchain cùng tên DRK. DRK được quảng cáo rầm rộ là được phát triển bởi Draken Group là một công ty quản lý đầu tư, chứng khoán và đầu tư toàn cầu hàng đầu, cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính cho một cơ sở khách hàng đa dạng và phong phú bao gồm các tập đoàn, tổ chức tài chính, chính phủ và cá nhân. Được thành lập vào năm 1999, công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ và duy trì các văn phòng tại tất cả các trung tâm tài chính lớn tại hơn 18 quốc gia.

Nhưng khi check các thông tin về Draken Group, nhà đầu tư bàng hoàng nhận ra, trang web này mới được thành lập và đi vào hoạt động vào cuối năm 2019, cùng với thời điểm dự án DRK của Kao Vân ra đời. Điều đáng nói hơn là lượng truy cập vào trang web này gần 98% đến từ Việt Nam.

Trang chủ của Draken Group mới được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối 2019. (nguồn: wayback machine)

Vì sao một công ty nổi tiếng trên thế giới, hoạt động trong lĩnh vực tài chính đã hơn 20 năm, mà website lại mới được xây dựng, mà lại chỉ có người Việt Nam biết đến. Phải chăng nó được xây dựng lên nhằm chủ đích chỉ phục vụ cho cộng đồng các nhà đầu tư tại Việt Nam? Hơn nữa, hiện nay trang web này đã dừng hoạt động hoàn toàn, khiến những người bỏ tiền vào dự án không khỏi hoang mang, lo lắng.

Liệu rằng công ty được quảng cáo là đến từ Thụy Sĩ Draken Group có đến từ Thụy Sĩ thật, hay chỉ là một cái tên nào đó được tạo nên bởi một nhóm người tại Việt Nam và được thổi phồng lên tầm quốc tế để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin?

Tiền nhà đầu tư đi về đâu?

Để mua được DRK của Kao Vân (Huỳnh Đức Vân), nhà đầu tư cần bỏ tiền thật, sau đó mua các đồng coin có tính thanh khoản cao như BTC, ETH… sau đó tiến hành chuyển số lượng coin này vào ví tổng của dự án (ví này được cho là do BGC của Huỳnh Đức Vân nắm giữ).

Ví BTC được cho là của BGC do Huỳnh Đức Vân đứng đầu đã rút sạch số BTC mà nhà đầu tư gửi vào. (nguồn Blockchain.com)

Khi check ví tổng của dự án, các nhà đầu tư vô cùng hoảng hốt khi toàn bộ số BTC mà họ gửi vào dự án đã không cánh mà bay, hiện nay toàn bộ số BTC này đã được rút hết mà nhà đầu tư không hề hay biết chúng được chuyển cho ai và được sử dụng vào mục đích gì.

Trong khi đồng coin này liên tục rớt giá thảm hại, nhưng những người được cho là trực tiếp phát triển dự án lại liên tục khoe siêu xe, biệt thự triệu đô trên mạng xã hội. Điều này làm dấy lên nghi vấn về hoạt động lừa đảo tinh vi khi xây dựng và “hút máu” nhà đầu tư xong thì “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”?

Có nhiều dấu hiệu khiến nhiều người phải đặt câu hỏi DRK là một coin bắt nguồn từ Việt Nam chứ không phải một cái tên nào đó đến từ Thụy Sĩ? Và số tiền của hàng nghìn người đã đổ vào đây cũng sẽ chung số phận với những dự án một thời đình đám như Bitconnect, Bitkingdom… từng lấy đi tiền của cả đời tích góp của vô số người Việt, để lại những hậu quả vô cùng đau lòng cho những người trót nhẹ dạ, cả tin, đến khi miếng “bánh vẽ” tan tành mới bàng hoàng biết mình đã trắng tay.

Bitcoin hay các loại tiền ảo khác hiện nay không được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Việc hoạt động không chính thống này đã kéo theo nhiều tội phạm lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt hàng triệu USD tiền thật. Nhà đầu tư nên cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi thông qua hình thức đầu tư các dự án tiền ảo. Nếu phát hiện các cá nhân, tổ chức nào thực hiện các hành vi trên nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ nhà đầu tư cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư Vũ Nguyệt (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

Từ ngày 21/7/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức vận hành Kiosk Banking - mô hình giao dịch ngân hàng tự động đầu tiên tại số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, TP Hà Nội, cho phép khách hàng chủ động thao tác, trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng mà không cần trực tiếp giao dịch tại quầy.
Bà Ngô Thu Hà sẽ đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB từ ngày 20/7/2022.

SHB bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc

Ngày 2007, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm nằm trong lộ trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung dài hạn của SHB trong thời gian tới.
back to top