Coi chừng tắc mạch do cục máu đông hậu COVID-19

Cụ bà 72 tuổi (Hà Nội) mới khỏi Covid-19 được 1 tháng, đột ngột bị đau nhức chân phải, toàn bộ đùi và cẳng chân phải lạnh ngắt và tím tái, cử động rất hạn chế...

Tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), bệnh nhân được siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch máu và phát hiện tắc hoàn toàn động mạch chậu đùi bên phải. Nguyên nhân được xác định là do cục máu đông lớn mới hình thành. 

Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu loại bỏ cục máu đông và tiếp tục điều trị thuốc chống đông đường uống duy trì lâu dài.

tac-mach-1.jpg
Chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19 tại bệnh viện Hữu Nghị

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam, 81 tuổi, vào cấp cứu vì đau bụng hạ sườn trái. Kết quả siêu âm và chụp bụng thông thường không phát hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi chụp cắt lớp vi tính ổ bụng thì phát hiện bị nhồi máu lách. Khai thác lại tiền sử, bệnh nhân cho biết mình từng bị Covid-19 mới khỏi bệnh 2 tuần.

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, đây là 2 trong số các trường hợp bị tắc mạch máu do cục máu đông hậu Covid-19, mà Bệnh viện tiếp nhận điều trị trong thời gian qua.

TS.BS Bùi Long, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu Nghị, tình trạng huyết khối hậu Covid-19 rất nguy hiểm, người dân tuyệt đối không được chủ quan.

Huyết khối hậu Covid-19 sẽ rất nguy hiểm nếu các mạch máu bị tắc là mạch máu não, mạch vành tim, mạch phổi, các mạch tạng quan trọng như mạch thận. Tắc mạch máu não sẽ gây tàn phế, tắc mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim dẫn tới suy tim, đột tử. Tắc động mạch phổi cấp có thể gây suy hô hấp cấp hoặc tử vong, tắc động mạch thận có thể gây suy thận cấp. Tắc động mạch chi dưới có thể gây hoại tử phải cắt cụt chi gây tàn phế...

TS.BS Bùi Long khuyến cáo, với người sau khi khỏi Covid-19 cần chú ý theo dõi sức khỏe, đặc biệt là với các trường hợp triệu chứng nặng trong thời gian mắc Covid-19 hoặc các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng được đưa đến các cơ sở y tế, để thăm khám và điều trị kịp thời.

tac-mach.jpg
Thắm khám cho bệnh nhân hậu COVID-19 điều trị tại bệnh viện hữu nghị

Không ít người khi mắc Covid-19 tình trạng rất nhẹ. Tuy nhiên, một thời gian sau khi khỏi bệnh, họ lại bất ngờ diễn biến nặng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng vì hội chứng "hậu Covid-19".

Các chuyên gia cũng khuyến cáo F0 đã khỏi bệnh và gia đình cần lưu ý 4 vấn đề sau trong quá trình phục hồi hậu Covid-19:

  1. Chú ý xem có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không.
  2. Kiểm soát bệnh nền (nếu có).
  3. Kiểm soát chế độ ăn uống sao cho cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo khoa học.
  4. Đảm bảo các bài tập phục hồi chức năng, đặc biệt là chức năng hô hấp.
Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top