Co giật vì tiêu chảy uống nước không đúng cách

(khoahocdoisong.vn) - Khi tiêu chảy, cần phải uống nhiều nước nhưng phải là nước có điện giải (nước pha oserol). Nếu uống quá nhiều nước lọc thông thường thì sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn điện giải vốn sẵn có của bệnh.

Bé Nguyễn Văn H. (7 tuổi, Hà Nội) bị tiêu chảy, ngày đi 5 – 6 lần. Vì bé không chịu uống nước oserol, sợ con bị mất nước nên ngoài uống thuốc, mẹ bắt bé liên tục uống nước lọc. Sang ngày thứ 2, bệnh của bé không đỡ mà ngày càng nặng, đi ngoài liên tục. Đến khi bé bị co giật, gia đình đưa đi cấp cứu mới biết nguyên nhân là do rối loạn điện giải vì uống nước không đúng cách.

Lời bàn: BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, khi tiêu chảy, cần phải uống nhiều nước nhưng phải là nước có điện giải (nước pha oserol). Nếu trẻ không uống được oresol, có thể pha nước đường, muối theo tỉ lệ: 8 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối trong 1l nước cho trẻ uống dần. Hoặc có thể thêm chút muối vào nước cháo loãng hay nước hoa quả, nước dừa... cho trẻ dễ uống. Cần lưu ý, khi bị rối loạn điện giải nặng, nếu uống quá nhiều nước lọc có thể khiến tình trạng rối loạn điện giải nặng thêm với biểu hiện mệt mỏi, co giật...

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top