Cơ chế hình thành mưa đá

(khoahocdoisong.vn) -  Mưa đá bao gồm các hạt băng (nước đá) trong suốt hoặc không trong suốt có kích thước khác nhau, nhỏ như hạt đậu hay to như quả bưởi.

Hỏi: Mưa đá được hình thành như thế nào?

Nguyễn Tú Anh (Hà Nội)

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Mưa đá bao gồm các hạt băng (nước đá) trong suốt hoặc không trong suốt có kích thước khác nhau, nhỏ như hạt đậu hay to như quả bưởi. Mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu khi có dòng thăng mạnh mẽ để đưa các hạt nước mưa và các tinh thể băng ngược lên vào trong đám mây nơi có nhiệt độ đóng băng thấp và các hạt mưa sẽ đóng băng thành tuyết hoặc các hạt băng nếu như có sẵn có các hạt nhân ngưng kết. Sau đó các hạt băng được mang qua đám mây nơi có hàng triệu các hạt nước siêu lạnh va chạm với bề mặt băng và ngay lập tức bị đóng băng trên bề mặt đó và tạo thành các hạt băng lớn hơn. Lúc này khi các hạt băng hay các hạt mưa đá đã lên tới đỉnh đám mây, nó bắt đầu rơi xuống trên rìa phía ngoài của đám mây nơi có dòng thăng yếu hơn. Hạt mưa đá tiếp tục rơi xuống khu vực có dòng thăng mạnh hơn và quá trình này lại lặp lại tạo thành những hạt mưa đá có kích thước lớn hơn.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top