Cơ chế giếng nước tự phun

(khoahocdoisong.vn) - Ở quê tôi hay có những cái giếng khoan mà nước tự phun lên như vòi phun, xin hỏi nguyên lý vì sao?

Hỏi: Ở quê tôi hay có những cái giếng khoan mà nước tự phun lên như vòi phun, xin hỏi nguyên lý vì sao?

Trần Văn Phức (Phú Thọ)

TS Trần Tân Văn, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: Giếng tự phun nước là do nước dưới đất thường nằm trong các tầng chứa, bên trên và bên dưới có các tầng không chứa nước gọi là tầng chắn. Tầng chứa thường là cát sạn sỏi có độ rỗng lớn có thể chứa nước. Cũng có khi tầng chứa là đá rắn bị dập vỡ nhiều. Tầng chắn thường là sét hoặc đá cứng ít bị dập vỡ. Các tầng chứa nước thường được bổ cập từ nước trên mặt đất. Nếu ta có một tầng chứa nằm thấp hơn nguồn bổ cập của nó thì nước trong tầng đó sẽ chịu một áp lực do chênh lệch độ cao. Khi khoan phải, do có áp nên nước có thể tự phun lên. Hiện tượng đó gọi là Actezi hoặc là hiện tượng nước tự phun (tên địa danh Artois ở Pháp lần đầu gặp hiện tượng này từ thế kỷ 12).  

Theo Đời sống
back to top