CNLĐ tỉnh Bến Tre ngừng việc vì COVID-19 được hưởng chế độ gì?

Ngày 2.8, Lao Động nhận được thư đề nghị giúp đỡ của CNLĐ một doanh nghiệp trong KCN Giao Long, tỉnh Bến Tre vì từ khi phải tạm nghỉ việc do COVID-19 đến nay không nhận được bất cứ chế độ nào.

Theo thư trình bày, hiện công ty nơi các CNLĐ làm việc đang thực hiện sản xuất “4 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi và phòng chống dịch tại chỗ). Những CNLĐ vì hoàn cảnh riêng không thể tham gia sản xuất “4 tại chỗ” (như có con nhỏ, nhà neo đơn, có cha mẹ già không người chăm sóc,... ), đã được công ty cho nghỉ dịch không lương không thời hạn từ ngày 20.7, khi nào công ty gọi mới vô làm lại.

Công ty không có hỗ trợ gì cho công nhân trong thời gian phải nghỉ việc tại nhà. Công nhân muốn nhận trợ cấp của Chính phủ cũng không biết phải làm thủ tục ra sao.

CNLĐ đang gặp nhiều khó khăn vì không có thu nhập, mong được hỗ trợ phần nào từ doanh nghiệp và từ gói hỗ trợ của Chính phủ.

Trao đổi với PV, bà Phan Trần Mai Trinh – Chủ tịch Công đoàn Các KCN tỉnh Bến Tre – cho biết, có hơn 30 doanh nghiệp trong các KCN ở Bến Tre thực hiện sản xuất “4 tại chỗ”.

Ở nhiều DN thực hiện sản xuất 4 tại chỗ”, ngoài lương bình thường, CNLĐ còn được DN trả thêm 1,5 triệu đồng cho 14 ngày đầu làm việc cùng với trang bị các điều kiện ăn ở, sinh hoạt tại chỗ.

Đối với các DN không thực hiện sản xuất “4 tại chỗ”, trước mắt CNLĐ được DN trả lương cơ bản (khoảng 5 triệu đồng/tháng) hoặc lương tối thiểu vùng trong thời gian nghỉ việc.

Ở những đơn vị thực hiện sản xuất “4 tại chỗ” nhưng CNLĐ không tham gia (như trường hợp thư gửi ở trên), DN đồng ý cho tạm nghỉ nhưng CNLĐ không được DN trả lương mất việc.

Bà Mai Trinh cho biết, giải quyết của DN như thế là đúng qui định hiện hành. Tuy nhiên, Công đoàn Các KCN tỉnh Bến Tre đang tác động để DN có thể hỗ trợ phần nào cho CNLĐ đang tạm nghỉ việc nói trên, cũng là cách để giữ CNLĐ. Một số DN hứa sẽ xem xét hỗ trợ CNLĐ, nhưng phải sau khi địa phương kết thúc thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh.

Về việc CNLĐ mất việc do COVID-19 chưa tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ, bà Mai Trinh cho biết, hiện chỉ mới có 1 bộ phận người lao động tự do (như người bán vé số) được nhận gói hỗ trợ của Chính phủ. Còn CNLĐ trong các KCN, ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã có hướng dẫn cho DN làm thủ tục để CNLĐ sớm được hưởng sự hỗ trợ này.

Có thể DN nơi CNLĐ phản ánh trong đơn thư nói trên đang trong quá trình làm thủ tục để CNLĐ mất việc được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ, nên tiền hỗ trợ chưa về tới địa phương nơi CNLĐ cư trú.

Theo laodong.vn
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top